7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời có công với cách mạng. Tại một số địa phƣơng việc thực thi chính sách ngƣời có công đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc kết nhất định đáp ứng đƣợc
nhu cầu, nguyện vọng ngƣời có công đƣợc thể hiện trên các mặt: hoạch định chính sách, xây dựng các kế hoạch đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt cả về chất lƣợng và số lƣợng; thủ tục hành chính đƣợc giảm bớt phiền hà, tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng. Tuy nhiên bên cạnh những trƣờng hợp xứng đáng đƣợc Nhà nƣớc và Nhân dân tôn vinh, chăm sóc, đã có không ít đối tƣợng lợi dụng những sơ hở trong quy định của Nhà nƣớc để làm giả, khai man hồ sơ nhằm trục lợi trợ cấp trong đó cũng không ít những trƣờng hợp xảy ra có liên quan đến sự yếu kém của một số bộ phận cán bộ thực thi chính sách ngƣời có công các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở địa phƣơng, vẫn còn có hiện tƣợng gây sách nhiễu, phiền hà cho ngƣời dân, việc thanh tra, kiểm tra xử lý chƣa đƣợc kịp thời làm ảnh hƣởng đến công bằng xã hội, gây bức xúc dƣ luận. Thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng bao gồm nhiều loại hoạt động cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.2.3.1. Hệ thống văn bản tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng
Để thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng đƣợc chặt chẽ, thống nhất, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống văn bản hƣớng dẫn thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, bao gồm:
Ủy ban TVQH Chính phủ Bộ Quốc phòng Bộ Nội vụ Bộ LĐ – TB - XH Bộ Tài chính Bộ Y tế
Sơ đồ 1.1. Hệ thống cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản thực thi chính sách người có công
Nhìn vào sơ đồ 2.1, ta thấy cơ quan cao nhất có thẩm quyền hoạch định ban hành chính sách ngƣời có công là Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, tƣơng tự nhƣ vậy ta có hệ thống văn bản tƣơng ứng với các cấp có thẩm quyền ban hành nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2. Hệ thống văn bản thực thi chính sách người có công
- Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Cơ quan có thẩm quyền cao nhất xây dựng hoạch định chính sách, ban hành Pháp lệnh về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng.
- Chính phủ: Là cơ quan ban hành các Nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng.
- Bộ Lao động -TB và XH: Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan nhƣ Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ... ban hành Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng.
- Ngoài ra, Cục Ngƣời có công là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm tham mƣu, hƣớng dẫn bổ sung những quy định chƣa đƣợc rõ ràng để các địa phƣơng có cơ sở triển khai thực hiện.
Pháp lệnh
Nghị định
Thông tƣ/Thông tƣ liên tịch
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang đƣợc áp dụng trong thực thi chính sách ngƣời có công bao gồm:
Pháp lệnh 26/2005/ PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 11 về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng;
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng;
Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nƣớc “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Nghị định 31/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng;
Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nƣớc “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với ngƣời có công với cách mạng;
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về hỗ trợ nhà ở đối với ngƣời có công.
Thông tƣ số 05/2013/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân;
Thông tƣ liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Liên Bộ: Lao động-TB và XH, Bộ Quốc phòng hƣớng dẫn các nhận liệt sỹ, thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Thông tƣ liên tịch số 20/2014/TTLT-BGD ĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Liên Bộ: Giáo dục đào tạo, Tài chính, Lao động-TB và XH hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giám dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2014 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;
Thông tƣ liên tịch số 41/2013/TTLT-BLĐTHƢƠNG BINHXH-BYT của Liên Bộ: Lao động-TB và XH, Y tế hƣớng dẫn việc khám giám định đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
Thông tƣ liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động-TB và XH, Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ điều dƣỡng phục hồi sức khỏe, cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với ngƣời có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sỹ.
1.2.3.2 Bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Có thể nói, hiệu quả của thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng với cách mạng trong giải quyết chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng một phần lớn phụ thuộc vào vấn đề tổ chức bộ máy quản lý và thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng. Do vậy, tổ chức bộ máy thực thi chính sách cũng là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng. Do đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau nên mỗi đơn vị có hình thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Tuy vậy, khi xây dựng tổ chức bộ máy thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng đều phải giải quyết một số vấn đề chung có tính chất cơ bản nhƣ sau:
- Vị trí và chức năng giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với các ngành Tài chính, Giáo dục, Quốc phòng, Công an …
- Mối quan hệ giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với chính quyền địa phƣơng: Là một vấn đề rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý Ngƣời có công với cách mạng bởi vì trong việc thực hiện và quản lý nhà nƣớc trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng rất
cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng các cấp. Điều này càng quan trọng hơn đối với các nƣớc ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội chƣa cao, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và chấp hành Pháp lệnh của một bộ phận đối tƣợng thấp.
1.2.3.3. Thực thi chính sách đối với người có công
Thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng bao gồm các hoạt động: Ghi nhận và xác nhận đối tƣợng ngƣời có công; chính sách hỗ trợ về tài chính với ngƣời có công; chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình ngƣời có công; chính sách chăm lo học tập, sức khỏe đối với con của ngƣời có công; chính sách hỗ trợ về nhà ở cho ngƣời có công; chính sách chăm sóc sức khỏe cho thƣơng binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ngƣời hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; chính sách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
- Xác lập kế hoạch quản lý ngƣời có công với cách mạng là công cụ đầu tiên trong hệ thống các biện pháp quản lý nhà nƣớc trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, nhằm xác định khả năng, số lƣợng làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện. Đối với nƣớc ta, kế hoạch quản lý ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc cơ quan quyền lực cao nhất thông qua đó trở thành Pháp lệnh. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch phải thận trọng có căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo tính dân chủ, công bằng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Kế hoạch triển khai Pháp lệnh từ trung ƣơng đến địa phƣơng bằng nhiều hình thức nhƣ tập huấn cho cán bộ chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đến tận thôn xóm cho nhân dân đƣợc biết, hiểu Pháp lệnh một cách thấu đáo. Trong giai đoạn này cần dựa từ điều kiện thực tiễn để xây dựng kế hoạch cho từng quí, từng tháng.
* Đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng
Ngày 09/4/2012, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 quy định đối tƣợng thụ hƣởng phân thành 02 nhóm đối tƣợng:
Trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp: Bản thân ngƣời thụ hƣởng là ngƣời có công Gián tiếp: Ngƣời thụ hƣởng là thân nhân của ngƣời có công
a. Ngƣời có công với cách mạng: 12 loại đối tƣợng
+ Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945; +Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Liệt sĩ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh; + Bệnh binh;
+ Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; + Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
b. Thân nhân của ngƣời có công với cách mạng quy: Bố, mẹ, vợ, con của lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
Căn cứ vào hệ thống văn bản của các cấp, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực thi chế độ chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh, bổ sung hƣớng dẫn cần thiết cho phù hợp với tình hình từng địa phƣơng.
Sở Lao động-TB và XH căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mƣu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt là Phòng Lao động-TB và XH, UBND các xã, phƣờng, thị trấn triển khai đồng bộ thực thi chính sách đối với ngƣời có công, kiểm tra giám sát việc thực thi báo cáo đánh giá kết quả đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những vƣớng mắc tồn tại, hạn chế trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng.
Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động, ký các quyết định liên quan đến lĩnh vực ngƣời có công. Tổng hợp trình Thủ tƣớng Chính phủ thông qua Bộ Lao động-TB và XH phê duyệt công nhận liệt sỹ, cấp Bằng Tổ quốc ghi công, phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với những hồ sơ đủ điều kiện.
Sở Lao động-TB và XH là cơ quan quản lý nhà nƣớc, tham mƣu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng từ tỉnh đến địa phƣơng cơ sở, có trách nhiệm tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách đến cán bộ làm công tác thƣơng binh xã hội các cấp, tổ chức tuyên truyền, tiếp nhận thẩm định hồ sơ, ký các quyết định liên quan đến lĩnh vực ngƣời có công đã đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền.
Hàng năm căn cứ kế hoạch công tác phối hợp với Sở Tài chính lập dự trù kinh phí đảm bảo các hoạt động thực thi chính sách ngƣời có công.
Phòng Lao động-TB và XH các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lập danh sách gửi Sở Lao động-TB và XH, tổ chức chi trả chế độ trợ cấp, thực hiện các chế độ ƣu đãi nhƣ: giáo dục đào tạo, bảo hiểm y tế, mai táng phí, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho ngƣời có công...
Cán bộ Lao động-TB và XH cấp xã là đầu mối rất quan trọng, ngƣời trực tiếp làm việc với ngƣời có công, hƣớng dẫn thủ tục hồ sơ, tiếp nhận thẩm định hồ sơ, tổng hợp và lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ gửi Phòng Lao động-TB và XH.
Việc thực thi chính sách ngƣời có công phải đƣợc thực hiện đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến địa phƣơng cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức tuyên truyền các cấp từ tỉnh đến địa phƣơng thôn xóm thông qua báo, đài và cổng thông tin điện tử của Sở Lao động-TB và XH. Sở Lao động-TB và XH cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn cụ thể đối với các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công theo quy định
1.2.3.4 Công tác quản lý hồ sơ người có công với cách mạng
Theo quy định thì khi cán bộ thẩm định ra quyết định công nhận ngƣời có công, hồ sơ phải có ký hiệu hồ sơ ghi ở góc trên bên phải, viết bằng chữ in hoa. Ký hiệu địa phƣơng ghi trƣớc, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu từng loại hồ sơ đối tƣợng, tiếp đến số quản lý của địa phƣơng và ký hiệu thời kỳ.
* Quản lý hồ sơ:
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm quản lý hồ sơ ngƣời có công với cách mạng đang tại ngũ.
+ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”;
+ Trích lục hồ sơ liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. - Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, đăng ký quản lý, lƣu trữ hồ sơ ngƣời có công tại địa phƣơng nơi có hộ khẩu thƣờng trú và hồ sơ do quân đội, công an giới thiệu đến;
+ Lập và gửi trích lục hồ sơ theo mẫu của hồ sơ liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học về Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (Cục Ngƣời có công);
Việc lƣu trữ và quản lý hồ sơ phải đƣợc đăng ký theo quy định, thống