Yêu cầu cơ bản đối với tổ chứcthực hiện chính sách phát triển viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức qua thực tiễn của ban quản lý lăng chủ tịch hồ chí minh (Trang 29 - 32)

1.2.1. Bảo đảm thực hiện mục tiêu chính sách phát triển viên chức

Để có thể thực hiện chính sách, mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Các hoạt động được tiến hành trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức là nhằm đạt được các mục tiêu mà chính sách phát triển viên chức đã xác định. Vì thế, có thể nói đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để những hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền và chủ thể tham gia thực hiện những mục tiêu của chính sách phát triển viên chức bảo đảm hoàn thành đúng định hướng, mục tiêu và thời gian đã đề ra; tránh gây ra thất bại chính sách.

Mục tiêu của chính sách phát triển viên chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và cộng đồng của các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và cộng đồng phát huy được tính sáng tạo, tính năng động và tài năng của viên chức. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc mục tiêu chính sách nhằm thực hiện chính sách đúng kế hoạch nhằm đạt tới tránh việc thực hiện không đúng mục tiêu chính sách gây ra thất bại chính sách.

1.2.2. Bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách

Thực hiện chính sách phát triển viên chức là một bộ phận cấu thành chu trình chính sách phát triển viên chức, là trung tâm kết nối các quy trình trong chu trình chính sách phát triển viên chức thành một hệ thống. Bởi vậy, khi tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức cần thiết phải bảo đảm tính hệ thống trong mỗi quy trình. Hệ thống trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách; trong điều hành, phân công, phối hợp thực hiện chính sách... Tuy nhiên, bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện chính sách không có nghĩa là cứng nhắc, máy móc theo lộ trình đã đặt ra mà cần linh hoạt, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để tiến hành các bước cho phù hợp.

1.2.3. Bảo đảm yêu cầu khoa học và pháp lý trong thực hiện chính sách phát triển viên chức

Tính khoa học: Được thể hiện trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách phát triển đội ngũ viên chức, hình thành các chương trình, kế hoạch phát triển viên chức có hiệu quả. Đồng thời thể hiện ở mục tiêu thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương đặt ra trong từng năm, từng giai đoạn; các biện pháp thực hiện mục tiêu phải tương ứng với trình độ nhận thức và nguồn lực của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tính pháp lý: Bảo đảm nguyên tắc tuân thủ quy định của Đảng và Nhà nước về viên chức và giải quyết tốt việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về viên chức, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm.

1.2.4. Bảo đảm sự tham gia và hài hòa lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức cần đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể chính sách (Nhà nước), quản lý đơn vị sự nghiệp, viên chức. Đây là yêu cầu quan trọng trong thực hiện chính sách. Để các đối tượng thụ hưởng thực hiện chính sách một các tự giác chỉ khi chính sách mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội.

1.2.5. Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực

Bảo đảm và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tăng chất lượng hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ, từ đó có thêm nguồn thu để tái đầu tư phát triển, cải thiện thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho Nhà nước cơ cấu lại ngân sách nhà

nước, dành thêm nguồn lực để chăm lo tốt hơn các đối tượng chính sách, các đối tượng hộ nghèo, bảo trợ xã hội. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Khi thực hiện chính sách phát triển viên chức cần bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhằm quán triệt sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi mới, các nội dung đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công để hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân.

1.2.6.Bảo đảm minh bạch và trách nhiệm giải trình

Minh bạch: Các chương trình, kế hoạch, quyết định của cơ quan, đơn vị, địa phương phải rõ ràng; thông tin, phổ biến đầy đủ, kịp thời các chính sách; nguồn lực thực hiện (con người, tài chính). Không minh bạch sẽ dẫn thực hiện tùy tiện hoặc sai lầm trong quyền hạn; quan liêu, trục lợi chính sách.

Trách nhiệm giải trình: (1) Cơ quan thực hiện chính sách báo cáo kết quả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tượng thụ hưởng chính sách; (2) cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thực hiện chính sách cùng thảo luận, đánh giá kết quả, yếu kém, đưa ra biện pháp khắc phục; (3) Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu cán bộ cơ quan thực thi chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm về các kết quả.

Hiện nay, để thực hiện tốt yêu cầu này, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là nhấn mạnh đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý của họ trong đơn vị, cụ thể hóa công việc họ đảm nhận, từ lập kế hoạch - kiểm tra - giám sát đến đánh giá chất lượng công việc của nhân viên cấp dưới. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán

bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức qua thực tiễn của ban quản lý lăng chủ tịch hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)