Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức qua thực tiễn của ban quản lý lăng chủ tịch hồ chí minh (Trang 36)

bảo chính sách phát triển viên chức được thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra.

1.3.7. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức

Đánh giá tổng kết trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chứclà quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan hành chính hệ thống chính trị và các cơ quan thẩm quyền riêng ban hành chính sách.

1.4. Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức viên chức

1.4.1. Tính chất của vấn đề chính sách

Tính chất của vấn đề chính sách là độ phức tạp của chính sách, là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn.

Vấn đề của chính sách phát triển viên chức đặt ra ở nước ta hiện nay đó là những mâu thuẫn giữa năng lực thực tế và yêu cầu ngày càng cao trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức đến mức cần phải giải quyết. Đây là một trong những vấn đề chính sách không đơn giản, dễ dàng. Nguyên nhân của vấn đề bao gồm tổng hợp của nhiều yếu tố. Giải pháp được thiết kế để giải quyết nguyên nhân nhằm đạt được mục tiêu chính sách đòi hỏi cả quá trình và sự tham gia tích cực của các chủ thể chính sách.

1.4.2. Chủ thể của chính sách phát triển viên chức

Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước thông qua các cơ quan như: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Chính sách phát triển viên chức do các cơ quan nhà nước ban hành. Cụ thể như: Luật Viên chức do Quốc hội ban hành; các Nghị định thi hành Luật do Chính phủ ban hành và các văn bản hướng dẫn do các Bộ chuyên ngành giúp việc cho Chính phủ ban hành;

Bộ Nội vụ là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mưu, tổng hợp và trực tiếp xây dựng chính sách về viên chức. Theo Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ: Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực; tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước; đào tạo bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính, quản lý hành chính nhà nước.

Tại Điều 45 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực quản lý viên chứcnhư sau: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về viên chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đội ngũ viên chức; phân công, phân cấp quản lý viên chức; xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; chiến lược,kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức; chế độ tiền lương; chính sách đối với người có tài năng; các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức; Quy định mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức; thẩm định việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức; phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; thẩm định chương trình khung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định việc thực hiện hoặc áp dụng chức danh công chức đối với viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu viên chức; thẻ và chế độ đeo thẻ của viên chức; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức; Phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chứcchuyên ngành tổ chức và công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I; giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện

chế độ báo cáo về quản lý viên chức; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức.

Như vậy, đây được coi là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả chính sách. Chất lượng chính sách phụ thuộc vào trình độ, năng lực của các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách, các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình chính sách. Năng lực, trình độ của các chủ thể ban hành chính sách và thực thi chính sách phát triển đội ngũ viên chức là điều kiện đảm bảo cho quá trình chính sách và chất lượng, hiệu quả của chính sách.

1.4.3. Môi trường chính sách phát triển viên chức

Môi trường là yếu tố tác động rất lớn đến chính sách, môi trường tốt thì chính sách sẽ dễ dàng thực hiện và ngược lại nếu môi trường không thuận lợi sẽ làm cho việc thực hiện chính sách gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Với chính sách phát triển viên chức thì môi trường ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách chính là môi trường trong nước gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và yếu tố nước ngoài gồm xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yếu tố về khoa học công nghệ...Tất cả những môi trường này đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện chính sách.

1.4.3.1. Yếu tố trong nước

- Hệ thống chính trị

Môi trường chính trị trong nước là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm vị các nội bộ quốc gia của các yếu tố của môi trường chính trị. Một hệ thống chính trị thường bao gồm ba bộ phận hợp thành là chính đảng, nhà nước và xã hội. Như vậy, môi trường chính trị trong nước chứa đựng các yếu tố nội bộ quốc gia quy định mối quan hệ giữa ba bộ phận hợp thành ấy.

Thành phần quan trọng của môi trường chính trị trong nước chính là hệ thống thể chế chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau giữa ba bộ phận này. Môi trường chính trị trong nước còn hàm chứa cả những tập quán truyền thống, văn hóa chính trị, ý thức công dân…..Đây là những yếu tố khó nhận

- Hệ thống kinh tế

Hệ thống kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hoạch định chính sách công nói chung và chính sách đối với viên chứcnói riêng. Yếu tố kinh tế được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của chính sách, do đó, chính sách đối với viên chức phải thay đổi phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và sự thay đổi của yếu tố kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Hệ thống các giá trị xã hội

Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, dân tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích. Chính sách phát triển viên chứccũng nằm trong sự tồn tại của hệ thống các giá trị xã hội. Các giá trị xã hội nghề nghiệp hiện nay thì viên chứccó nghề nghiệp mang tính ổn định, có trình độ nhận thức cao, được xã hội tôn trọng, do đó, hệ thống các giá trị xã hội này cũng có tác động lớn đến chính sách phát triển viên chức.

- Vai trò của công luận và truyền thông

Công luận và truyền thông là những phương tiện, cách thức truyền tải, phản ánh những thông tin hay hiện tượng xã hội ảnh hưởng nhiều đến quá trình xây dựng và thực hiện chính sách công nói chung và chính sách phát triển viên chức nói riêng. Hiện nay, vai trò của công luận và truyền thông ngày càng quan trọng trong chu trình chính sách nói chung, thực hiện chính sách nói riêng. Đó là một kênh phản ánh quá trình thực hiện tương đối khách quan, công khai, vừa tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách đồng thời thu hút được sự tham gia đóng góp cho chính sách của đông đảo người dân, đặc biệt là viên chức- đối tượng thụ hưởng chính sách.

1.4.3.2. Yếu tố nước ngoài

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhấp quốc tế là sự gia tăng và mở rộng không ngừng các mối liên hệ phụ thuộc ở tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu dựa trên sự gia tăng trao đổi thương mại và sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp rút ngắn khoảng cách về không gian, tạo thuận lợi cho những liên hệ mang tính toàn cầu. Trong công cuộc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay,

chính sách phát triển đội ngũ viên chứclà biện pháp quản lý giữ vai trò chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Để đáp ứng nhiệm vụ cải cách hành chính và cải cách chế độ công chức, công vụ yêu cầu đặt ra cho chính sách phát triển đội ngũ này là phải đem lại kết quả, hiệu quả thiết thực. Với thời đại khoa học và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ viên chức nói riêng dễ bị lạc hậu. Đòi hỏi các chính sách phát triển đội ngũ viên chức phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả để đội ngũ này đủ năng lực, trình độ tiếp cận được với khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, mạng toàn cầu..., tranh thủ được nguồn vốn của nước ngoài, nhưng không được để phụ thuộc và mất đi bản sắc của mình.

- Yếu tố khoa học và công nghệ

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản chất lượng các dịch vụ công trên thế giới, thay đổi cả phương thức quản lý. Các loại hình cung cấp đa dạng, hiệu quả. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của viên chứcđược hỗ trợ, đặc biệt là việc thu thập, sử dụng và chuyển tải dữ liệu trong quản lý, thực hiện công việc được dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn. Thông tin được sử dụng chung, công khai, minh bạch. Tăng kết nối về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời hình thành chế độ kiểm soát chặt chẽ đối với đội ngũ viên chứccũng như các nhà quản lý. Hệ thống giao tiếp qua mạng điện tử, email và các phương tiện khác được phổ biến, phương tiện kỹ thuật hiện đại được áp dụng. Các yếu tố về khoa học và công nghệ đã tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách phát triển đội ngũ viên chức. Tuy nhiên, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa chất lượng đội ngũ này để tiếp cận và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn hoạt động những thành tựu khoa học và công nghệ.

1.4.4. Yếu tố năng lực thực thi, điều kiện vật chất, tổ chức quản lý viên chức

Thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý trí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong thực hiện chính sách: thực hiện hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Chất lượng hiệu quả thực hiện phụ thuộc nhiều vào năng lực của các chủ thể trong thực hiện chính sách. Với chính sách phát triển viên chức, việc thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực

các chủ thể chính sách như: Các cơ quan quản lý Nhà nước, các cán bộ, công chức thực hiện chính sách và đối tượng hưởng lợi của chính sách là đội ngũ viên chức.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, người chủ động tổ chức thực hiện chính sách là thẩm quyền quyết định, năng lực về nguồn tài chính và con người. Dựa vào năng lực này, các cơ quan quản lý có thể chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chứcthực hiện chính sách thì năng lực thực hiện chính sách là: kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ trong thực hiện. Để có thể thực hiện chính sách một cách hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách phải nẵm vững kiến thức chuyên môm, am hiểu mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đồng thời phải có kỹ năng tác nghiệp, phổ biến tuyên truyền chính sách, có tinh thần, thái độ trách nhiệm trong thực hiện chính sách.. Có thể nói, chính sách có thực hiện hiệu quả hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện chính sách.

Trong các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách thì điều kiện vật chất là một trong những điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chính sách. Vất chất ở đây được hiểu là hệ thống trang thiết bị, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, nguồn tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng là chế độ tiền lương, thưởng, các ưu đãi đối với đội ngũ viên chứcnghiên cứu và đội ngũ viên chức thực hiện chính sách. Những điệu kiện về vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách, nó giúp cho thực hiện chính sách được thuận tiện nhanh chóng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể triển khai những ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực, giúp cho đội ngũ viên chứcthực hiện chính sách cũng như nhà nghiên cứu yên tâm làm việc, tâm huyết với nhiệm vụ được giao góp phần đạt được mục tiêu đã đề ra của chính sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách, chính sách công, viên chức, phát triển, chính sách phát triển đội ngũ viên chức, thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức. Đồng thời cụ thể nội dung chính sách phát triển đội ngũ viên chức, quy trình tổ chức thực hiện chính sách, yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức. Qua đó, ta cũng thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và đối với đội ngũ viên chức nói riêng. Từ đó làm nền tảng để so sánh, đánh giá việc triển khai thực hiện chính sách này trong các nội dung nghiên cứu ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC BAN QUẢN LÝ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về Ban Quản lý Lăng và đội ngũ viên chức của Ban Quản lý Lăng

2.1.1. Về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng

Ban Quản lý Lăng là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ, tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

2.1.1.1. Nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển đội ngũ viên chức qua thực tiễn của ban quản lý lăng chủ tịch hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)