Chính sách tạo động lực bằng lương, thưởng, phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 71 - 73)

- Điểm mạnh: Thông qua các chính sách bằng lương, thưởng và chế độ phúc lợi, Bệnh viện bước đầu đã tạo được những động lực đáng kể cho công chức, viên chức, người lao động thông qua chế độ phúc lợi của ngành y đặc biệt là chế độ thưởng theo chất lượng công tác.

- Hạn chế:

Về công cụ lương: Hiện nay, Bệnh viện còn đang lúng túng trong việc tính lương và trả lương cho công chức, viên chức, người lao động. Cách tính lương hiện nay còn mang tính chất cào bằng chưa đánh giá đúng mức độ đóng góp của các công chức, viên chức, người lao động. Thu nhập thấp khiến đời sống của công chức, viên chức, người lao động đặc biệt là những người mới đi làm chỉ ở mức trung bình thấp nơi đô thị, khiến hầu hết công chức, viên chức, người lao động không hài lòng, làm giảm động lực làm việc của họ.

Về công cụ thưởng: Mức thưởng hiện nay còn thấp, các tiêu chí thưởng chưa rõ ràng. Bên cạnh đó các hình thức thưởng chưa thực sự phong phú, thưởng còn chưa kịp thời và mang nặng tính hình thức.

Về chế độ phúc lợi: Các hình thức phúc lợi chưa thực sự phong phú. - Nguyên nhân:

Về nguyên nhân khách quan: Chế độ lương của Bệnh viện chịu sự quy định khá chặt chẽ về cơ chế chính sách quản lí các khoản chi do nhà nước ban hành vì vậy chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao

động bắt buộc phải tuân thủ theo quy định và cơ chế chung của Nhà nước, việc điều chỉnh là vượt quá thẩm quyền của lãnh đạo Bệnh viện.

Về nguyên nhân chủ quan: chính sách tiền lương hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, như đã đề cập trong phần trên, chính sách tiền lương là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới động lực làm việc của công chức, viên chức, người lao động, quyết định sự phát triển của Bệnh viện nói chung và hiệu quả làm việc của nhân viên nói riêng. Tuy nhiên, lương của viên chức y tế nước ta hiện nay còn thấp hơn rất nhiều so với lương các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bất cập trong chính sách tiền lương được thể hiện ở một số điểm sau:

+ Tiền lương trả cho viên chức y tế được thực hiện theo chế độ thâm niên, ngạch bậc, không dựa trên kết quả và khối lượng công việc. Những người làm việc lâu năm thì được lương cao hơn không cần tính đến hiệu quả công việc mà họ đạt được. Điều đó dẫn đến tình trạng nhân viên y tế không muốn hoặc không hứng thú khi thực hiện công việc.

+ So với mức tiền lương của các nhân viên y tế (cùng bằng cấp) nhận ở các Bệnh viện trên địa bàn thì lương của viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp thấp hơn rất nhiều, thêm vào đó, giá cả sinh hoạt luôn tăng nhanh trong thời gian gần đây làm cho tình trạng nhân viên y tế thu nhập thấp ngày càng khó khăn hơn. Mỗi khi nhà nước tăng lương tối thiểu thì giá cả sinh hoạt lại tăng và thông thường mức tăng lương này không nhanh bằng mức tăng giá cả sinh hoạt. Vì thế đời sống của viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với chế độ thưởng: Bệnh viện chưa đưa ra các tiêu chí khen thưởng rõ ràng, hình thức thưởng chưa đa dạng làm cho công chức, viên chức, người lao động chưa thấy được ý nghĩa của việc khen thưởng.

Về chế độ phúc lợi: Do Ban chấp hành Công đoàn và các tổ chức trong Bệnh viện còn gặp khó khăn trong việc gây dựng quỹ vì vậy chế độ phúc lợi cho công chức, viên chức, người lao động còn chưa thực sự phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)