Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 77 - 80)

Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính Phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, Điều 2 quy định về mục tiêu của Chương trình, có ghi rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”.

Tại Điều 3 quy định về nhiệm vụ của Chương trình, ở mục 4 đề cập chi tiết việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như sau: “…Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội”

Điều 5 quy định về giải pháp thực hiện chương trình, mục 2 ghi rõ “Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức

danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”

Khoản 4, Điều 10 Luật viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội cũng chỉ ra yêu cầu: “Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân”. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 08 tháng 5 năm 2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của công tác cải cách, đổi mới chế độ làm việc với việc xác định cơ cấu viên chức của từng đơn vị. Việc xây dựng cơ cấu nhân sự hợp lý được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn sẽ giúp viên chức nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của mình trong tổ chức, từ đó có ý thức phấn đấu để cống hiến. Đây chính là nguồn động lực làm việc bên trong, xuất phát từ bản thân viên chức nhằm thúc đẩy hành động, giúp đạt cả mục tiêu của viên chức và mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, để đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng, mang tính chất quyết định tới sự thành bại. Tuy nhiên, khi phân tích các yếu tố để thúc đẩy hiệu quả

của nguồn nhân lực, chúng ta nhận thấy có những yếu tố có thể định lượng rõ ràng, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển hay khắc phục như: năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ,…. Thì còn những yếu tố không thể định lượng được, gây khó khăn cho quá trình thúc đẩy và cải cách đó là động lực làm việc.

Để tạo động lực làm việc cho viên chức thì những giải pháp quan trọng hàng đầu được Đảng và Nhà nước nhắc đến đó là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách chính sách tiền lương nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu cuộc sống mà còn phải là động lực để viên chức thật sự yên tâm phấn đấu, cống hiến cho công việc.

3.1.2. Từ thực tiễn động lực làm việc của viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Lãnh đạo bệnh viện đã xác định một mặt để đáp ứng được yêu cầu phát triển tại Bệnh viện thì phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mới có thể thỏa mãn yêu cầu được phục vụ khám chữa bệnh của công dân, mặt khác để thực hiện tốt nhiệm vụ thu gọn, cải cách các thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh tại bệnh viện thời gian tới đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ viên chức y tế có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và đặc biệt phải có động lực làm việc. Vì nếu không có động lực làm việc thì viên chức khó có thể đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Từ nghiên cứu lý luận chương 1 cho thấy tầm quan trọng của động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức nói chung và Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nói riêng. Việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức rất quan trọng, nó giúp viên chức phát huy được năng lực và khả năng sáng tạo cá nhân-yếu tố quan trọng trong thực hiện công việc. Mặt khác, nó giúp cho tổ chức của các đơn vị sự nghiệp nơi viên chức làm việc thực sự vận động và phát triển. Nếu viên chức không có động lực làm việc thì đơn vị sự nghiệp sẽ

trì trệ, kém phát triển, chất lượng cung cấp dịch vụ cho xã hội không được đảm bảo điều này cản trở sự phát triển của cơ quan nhà nước.

Căn cứ từ thực tế nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)