Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 83 - 86)

Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức là yêu cầu tất yếu đảm bảo sự phát triển bền vững của bệnh viện trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua bệnh viện đã xây dựng nhiều chính sách đào tạo - bồi dưỡng, trong đó có những chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách ưu tiên bố trí vào chức vụ cao cho những người học tập nâng cao trình độ tiến sĩ,... Mặc dù đã được quan tâm nhưng chất lượng đào tạo – bồi dưỡng được đánh giá chưa cao, vì vậy trong thời gian tới, bệnh viện cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: Đối với học tập nâng cao trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,

CKI, CKII:

- Xây dựng Quy hoạch học tập nâng cao trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, CKI, CKII theo hướng vừa đảm bảo số lượng vừa có sự tương thích giữa chuyên ngành đào tạo với nhu cầu việc làm của bệnh viện. Trong Quy hoạch phải xác định rõ số lượng cần đào tạo trong từng năm và mục tiêu dài hạn đến năm 2020, vị trí ưu tiên đào tạo – bồi dưỡng trước, vị trí chưa thực sự cần đào tạo – bồi dưỡng nâng cao trình độ ngay, trong đó phải đặc biệt chú trọng đảm

bảo sự tương thích, cân đối giữa chuyên ngành đào tạo với nhu cầu việc làm của bệnh viện trong tương lai, chú trọng nâng tỉ lệ đào tạo ở bậc thạc sĩ,tiến sĩ, CKI,CKII. Có như vậy, đào tạo – bồi dưỡng mới đảm bảo điều kiện cho sự phát triển dài hạn của bệnh viện trong những năm tới, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực.

- Để nâng cao trình độ, năng lực của người lao động thì giải pháp quan trọng, thiết yếu trước hết là chính từ viên chức. Ai cũng biết rằng khám chữa bệnh không có nấc thang cuối cùng và trải qua không ít khó khăn về vật chất, về thời gian, chi phối đến nhiều công việc khác. Nếu không có quyết tâm cao, nếu không có tinh thần ham học hỏi, nếu thiếu đi sự tận tâm, sự tận tụy với nghề thì chắc chắn sẽ khó thành công. Vì vậy, đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp phải chủ động, vươn lên, tranh thủ học tập nâng cao trình độ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Muốn thay đổi nhận thức của viên chức trong khi làm việc, Ban lãnh đạo bệnh viện cần tiếp tục quan tâm và xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp.

- Để đẩy nhanh tỉ lệ Thạc sĩ và Tiến sĩ, CKI, CKII đặc biệt là bác sĩ có trình độ tiến sĩ cần xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với từng thời kì để có thể động viên, khuyến khích kịp thời những viên chức có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. Trong đó chú trọng: Tăng kinh phí đãi ngộ của bệnh viện, của các tổ chức, đoàn thể; Cho vay vốn hỗ trợ để học tập nâng cao trình độ; Có cơ chế sử dụng phù hợp, được ưu tiên trong quy hoạch cán bộ sau khi đi học tập nâng cao trình độ; Áp dụng chế tài thưởng, phạt đối với viên chức không đăng ký hoặc không hoàn thành thời hạn đăng ký học tập nâng cao trình độ; …

Thứ hai: Đối với lớp học bồi dưỡng thường xuyên

- Xây dựng môi trường thi đua trong công tác khám, chữa bệnh thông qua các hoạt động như: Tổ chức Hội thi điều dưỡng viên giỏi; Hội nghị, hội thảo khoa học về y học; Tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học …

- Xây dựng nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cung cấp cho việc học tập nâng cao trình độ tại chính bệnh viện, trong đó có nguồn tư liệu do các học viên cao học, nghiên cứu sinh cung cấp sau khi khóa học kết thúc.

- Hiện nay toàn viện có khoảng 32,9 % viên chức trẻ ở độ tuổi 25 – 35 tuổi, chỉ 05 – 10 năm tới họ sẽ trở thành những viên chức chủ chốt, nòng cột. Vì vậy, cần phải ưu tiên viên chức trẻ học tập nâng cao trình độ. Muốn nâng cao trình độ cho đội ngũ này, trước tiên Bệnh viện cần tạo điều kiện cho viên chức trẻ có điều kiện tham gia vào công việc nghiên cứu cùng các viên chức có kinh nghiệm đi trước; Ưu tiên cho viên chức trẻ tham dự các hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước; Ưu tiên giao đề tài nghiên cứu khoa học cho viên chức trẻ; viên chức trẻ cần kết hợp tốt việc theo học các chương trình đào tạo bắt buộc để đạt được bằng cấp, chứng chỉ với việc tự học, tự nghiên cứu theo nhu cầu và định hướng chuyên môn…

Thứ ba: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành y

Bên cạnh việc liên kết với các bệnh viện uy tín trong cả nước thực hiện mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ y học thì bệnh viện thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức bằng cách: xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất các khoa/phòng/trung tâm, xây dựng phong trào thi đua trong các ngày lễ lớn như 20/10, 08/3, 20/11.

Thứ tư: Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.

Thứ năm: Phải xem trọng đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡngviên

chức, đặc biệt là học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, CKI, CKII. Trong đánh giá kết quả sau đào tạo cần chú trọng đến sự thay đổi về trình độ, năng lực chuyên môn, đặc biệt là mức độ vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào công tác khám, chữa bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)