những chính sách ưu tiên những bác sĩ trẻ, có trình độ giữ một số chức vụ trong bệnh viện. Điều này đã tạo ra được động lực cho các viên chức cố gắng học tập và cống hiến cho sự phát triển chung của bệnh viện.
-Hạn chế: Trong thời gian vừa qua, Đối tượng đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn chủ yếu là các bác sỹ trẻ, nên hệ số lương thấp, kéo theo đó bệnh viện cũng cắt giảm hầu như các chế độ đối với bác sĩ đi học nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kinh phí trang trải cho việc học của mình. Thu nhập thấp, gánh nặng kinh tế là những yếu tố làm cho động lực của viên chức bị ảnh hưởng rất lớn.
Các chính sách đối với những đối tượng đi học là quá thấp, các chế độ đãi ngộ hầu như không còn được duy trì, chỉ có lương cơ bản nên hầu như các viên chức phải tự xoay xở và làm thêm để trang trải cho việc học tập.
Các chế độ thanh toán cho các hoạt động tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và học tập kinh nghiệm theo quy chế chi tiêu nội bộ không đảm bảo với thực tế các viên chức phải chi trả khi tham gia các hoạt động đó.
Các chính sách thu hút nhân tài còn mang tính ngoại giao, quan hệ cá nhân nên gây ảnh hưởng tới tâm lý làm việc và động lực cố gắng của viên chức trong bệnh viện.
2.4.2.4. Tạo động lực bằng yếu tố môi trường và điều kiện làm việc trong bệnh viện. bệnh viện.
- Điểm mạnh: đã rất chú trọng đến việc tạo ra một môi trường làm việc tốt, rất nhiều các hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo ra một môi trường y tế hiện đại, tất cả vì người bệnh được tổ chức trong bệnh viện.
Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh cũng được trang bị một cách đầy đủ và hiện đại.
Mối quan hệ giữa viên chức y tế với viên chức y tế, giữa viên chức với lãnh đạo bệnh viện cũng được quan tâm. Về cơ bản, lãnh đạo bệnh viện đã cố gắng thực hiện tốt mối quan hệ dân chủ, công bằng với tất cả viên chức trong bệnh viện để tạo ra một môi trường thân thiện và làm việc có hiệu quả cao nhất.
-Hạn chế: Nhìn chung vẫn còn tình trạng một số trang thiết bị được sử dụng từ lâu nhưng chưa có điều kiện thay thế kịp thời. Vẫn còn có tình trạng đối xử không công bằng trong cách xử lý công việc, vẫn bị ảnh hưởng và biểu hiện của cơ chế thiếu dân chủ và gia đình trong bệnh viện. Điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của viên chức hiện nay.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, tác giả tiến hành tìm hiểu về thực trạng các chính sách tạo động lực hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp như: các chính sách về kinh tế: lương, thưởng, phúc lợi, phụ cấp...; các công cụ đánh giá thành tích trong hoạt động của viên chức hiện nay; chính sách đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến; chính sách về môi trường và điều kiện làm việc.
Từ việc tìm hiểu về thực trạng thực hiện các chính sách hiện nay của bệnh viện, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra và phỏng vấn đội ngũ viên chức về những nhận xét và suy nghĩ của họ đối với các chính sách đang được bệnh viện thực hiện thông qua bảng hỏi. Nội dung của bảng hỏi liên quan đến các chính sách như: đào tạo, thăng tiến; lương, thưởng, phúc lợi; môi trường và không khí làm việc; điều kiện lao động, chế độ làm việc, nghỉ ngơi; động cơ, thái độ làm việc. Trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đã nhận thấy rằng đội ngũ viên chức rất quan tâm đến công tác tạo động lực của đội ngũ quản lý, và theo họ các chính sách tạo động lực có vai trò rât quan trọng trong việc kích thích hiệu quả làm việc của viên chức , đặc biệt là các chính sách liên quan đến kinh tế.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại bệnh viện, với các ý kiến đóng góp của viên chức đã cho thấy những mặt còn hạn chế trong công tác tạo động lực của bệnh viện hiện nay. Trong thời gian tới, việc phát huy tối đa khả năng làm việc của viên chức trong tình hình khó khăn hiện nay của Bệnh viện là điều hết sức cần thiết để bệnh viện vực dậy và phát triển đi lên.
Từ những đánh giá này sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp khắc phục cụ thể phù hợp với thực trạng đang diễn ra trong Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ở trong chương 3.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP