Yếu tố văn hóa đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

1.4. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh

1.4.3. Yếu tố văn hóa đời sống

Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một môi trƣờng văn hóa xã hội nhất định gắn liền vói một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng ngƣời tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi… Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện trên các điểm sau:

Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hƣởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ nét ở khu vực nông thôn. Bên cạnh những ƣu điểm rất căn bản, các phong tục tập quán ở nông thôn cũng đang bộc lộ những nhƣợc điểm nhất định nhƣ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; thói hƣ tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh; tính tích cực chính trị - xã hội của ngƣời dân còn hạn chế… Tại một số làng xã, chính quyền và ngƣời dân đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt, bán vé và thu phí sai nguyên tắc tài chính, sự chỉ đạo thiếu sâu sát, để cho một số ngƣời lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Trong khi một số thói hƣ tật xấu và tệ nạn xã hội nhƣ nạn cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan, mại dâm…đang xâm nhập vào nông thôn, thì có những ngƣời, thay vì tích cực đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa lại tiếp tay hoặc trực tiếp tham gia vào những thói xấu đó. Những hiện tƣợng trên đây gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật trong đó có pháp luật về bảo tồn ĐDSH, đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH, coi thƣờng kỷ cƣơng, phép nƣớc, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.

Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hƣởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Đặc trƣng nổi bật của lối sống đô thị là tích cực chính trị - xã hội ở đô thị cao. Cƣ dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều đƣợc tổ chức tại các đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị thƣờng diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đô thị thƣờng là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tƣơng đối cao. Tại các thành phố, phạm vi giao tiếp về xã hội cơ bản tƣơng đối rộng, cƣờng độ giao tiếp cao và mang tính ẩn danh trong giao tiếp. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và

phát triển ý thức pháp luật về bảo tồn ĐDSH và các hình thức thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ, liên kết cả thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi ngƣời đều hƣớng tới những ngƣời khác . Điều đó thể hiện ở mối quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, lối xóm ở nông thôn. Ngƣời dân nông thôn thƣờng sống đoàn kết gắn bó với quê hƣơng làng xóm, rất coi trọng tình làng nghĩa xóm. Đây là một biểu hiện rất riêng, rất đặc thù của lối sống nông thôn Việt.

Tính cộng đồng đƣợc coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về bảo tồn ĐDSH đến với đông đảo ngƣời dân nông thôn. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tƣ pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật. Khi truyền thống làng xã đƣợc phát huy, ngƣời dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái đƣợc và cái chƣa đƣợc trong hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

Sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con ngƣời cá nhân, cái tôi bị triệt tiêu, ý thức cá nhân và hành vi cá nhân cũng bị đặt vào lối xử thế hòa cả làng. Tình trạng này khiến cho cán bộ cả nƣớc khi phải đối mặt với những việc làm sai trái, khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì họ thƣờng tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và muốn đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó tính cộng đồng thƣờng là cái cớ đƣợc cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể và tâm lý an phận thủ thƣờng. Chính điều này làm hạn chế năng lực sáng tạo,

sự chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các công việc chung từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

Các phƣơng tiện thông tin đại chúng thƣờng xuyên đăng tải các thông tin về các sự kiện pháp luật hiện tƣợng xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH của các tầng lớp xã hội và của các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gƣơng điển hình ngƣời tốt việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… Những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi con ngƣời, khiến cho họ thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH tốt hơn.

Dƣ luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Dƣ luận xã hội gắn liền với ý chí cộng đồng của nhóm xã hội mà nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định ngƣời ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhƣng chúng lại sợ sự phê phán lên án của dƣ luận xã hội - một thứ bất thành văn. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dƣ luận xã hội đƣợc coi là phƣơng tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật về bảo tồn ĐDSH của mỗi ngƣời. Dƣới áp lực của dƣ luận xã hội, mỗi ngƣời luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trƣớc khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi phải đƣợc đặt ra về cái đúng, cái sai, nên hay không nên… về bảo tồn ĐDSH. Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH trong mỗi chủ thể cũng đƣợc nâng lên một bƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)