Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 98)

2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

*Ƣu điểm và nguyên nhân của pháp luật về bảo tồn ĐDSH

Pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Quảng Ninh đƣợc áp dụng thực hiện theo những quy định chung về bảo tồn ĐDSH của cả nƣớc nhƣ: Luật ĐDSH năm 2018, các Thông tƣ, Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật đã có nhiều quy định phù hợp với thực tiễn ĐDSH từ đó góp phần bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh nói riêng. Các văn bản pháp lý do Tỉnh ban hành đã đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và mang lại nhiều thành quả nhƣ đã trình bày tại mục 2.2.2.

Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết tạo hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của Tỉnh từ đó bảo vệ hành lang da dạng sinh học của tỉnh và sinh kế của nhân dân.

Các quy định về hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt tƣơng đối khả thi trong thực tế nên đã mang lại những hiệu quả đáng kể về bảo tồn ĐDSH.

Những ƣu điểm trên xuất phát từ sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với bảo tồn ĐDSH, ý chí thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH với đầy đủ các nội dung: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự đóng góp của các công dân và tổ chức góp phần không nhỏ trong hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

*Ƣu điểm và nguyên nhân của thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH

Thứ nhất, nhận thức về bảo tồn ĐDSH bƣớc đầu có chuyển biến tại

một số bộ phận nhân dân và cán bộ quản lý; đa dạng sinh tại các khu bảo tồn đƣợc tăng cƣờng quản lý, bảo vệ; bƣớc đầu đƣợc khai thác và sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân (nhƣ phát triển hoạt động du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, bảo tồn loài…); hệ thống tổ chức quản lý ĐDSH đƣợc hình thành tại cấp tỉnh (phòng Đa dạng sinh học thuộc Chi cục Bảo vệ môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (với 03 ngƣời trong đó 02 biên chế); phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)…

Việc thực hiện Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã có sự chuyển biến ban đầu trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH của tỉnh; đạt một số kết quả nêu trên, góp phần bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn tại tỉnh Quảng Ninh (ĐDSH tại vịnh Hạ Long, Bái Tử Long..đã đƣợc quan tâm giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trƣờng, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới – Vƣờn Quốc gia Bái tử Long - Vƣờn Di sản Asean…).

Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong đó có lĩnh vực

công nghệ sinh học đã đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 5/5/2012 về việc phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác khoa học công nghệ với các đơn vị nghiên cứu ở Trung ƣơng trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhƣ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam…

Thứ ba, quan tâm đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản đối với đa dạng

sinh học loài, hệ sinh thái; hàng năm thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp rừng, triển khai điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, đảo trên địa bàn tỉnh,…

Thứ tư, tập trung xây dựng các mô hình để chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, phƣơng thức canh tác, ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất tiên tiến theo hƣớng an toàn thực phẩm (Quy trình Vietgap) nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa: Vùng chuyên canh cây lúa, vùng rau an toàn, vùng trồng hoa thƣơng mại, vùng trồng cây dƣợc liệu, vùng trồng cây nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản…

Thứ năm, chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào

tạo, bồi dƣỡng bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Nhằm tạo bƣớc chuyển biến mới về chất lƣợng và hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tự học, nghiên cứu kỹ năng quản lý nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó công tác tham mƣu và thực thi công vụ từng bƣớc đƣợc nâng lên, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thứ sáu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

cơ bản (nhƣ trụ sở làm việc, hệ thống vƣờn ƣơm, phòng thí nghiệm, trung tâm cứu hộ, bảo tàng, cơ sở hạ tầng cho phòng cháy chữa cháy rừng, đê và các hạng mục bảo vệ bảo vệ đê điều...), trang sắm trang thiết bị (phƣơng tiện: nhƣ ô tô, tàu công tác...; quân phục, máy móc và thiết bị đo, phân tích hiện trƣờng; máy móc và trang thiết bị thí nghiệm trong phòng...) phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản; bảo tồn đa dạng sinh học.

Thứ bảy, toàn tỉnh đã và đang triển khai các nhiệm vụ chi cho công tác

bảo tồn đa dạng sinh học từ các nguồn kinh phí sau: ngân sách nhà nƣớc (nhƣ: vốn đầu tƣ và xây dựng cơ bản; sự nghiệp môi trƣờng; sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp khoa học; nguồn thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng...), nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế, trong đó:

Nguồn vốn đầu tƣ cơ bản, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: chi hỗ trợ, khen thƣởng các chủ nuôi gấu tự nguyện đã giao nộp gấu về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (Năm 2015: 458,050 triệu đồng)...

Nguồn vốn sự nghiệp khoa học: chi trực tiếp cho các đề tài, dự án thuộc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đa dạng sinh học nhƣ Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Bá Bệnh (140 triệu đồng); cây Khôi Tía (145 triệu đồng); Nghiên cứu ứng dụng loài Hải sâm trắng (1.250 triệu đồng);...

Nguồn vốn sự nghiệp môi trƣờng: chi thực hiện các dự án nhƣ: Lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (4.418 triệu đồng); Thành lập khu bảo tồn đất ngập nƣớc Đồng Rui,

Tiên Yên (2.250 triệu đồng); Lập hồ sơ đề cử Vƣờn quốc gia Bái Tử Long thành Vƣờn di sản ASEAN; Điều tra, đánh giá thực trạng loài nguy cấp, quý, hiếm làm căn cứ xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại Vƣờn quốc gia...

Nguồn ngân sách hỗ trợ từ công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng: theo Quyết định số 3322/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai thực hiện thu, chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng từ năm 2015. Theo đó, tỉnh sẽ thực hiện thu tiền dịch vụ môi trƣờng rừng của 03 loại hình là nƣớc sạch, thủy điện và dịch vụ du lịch để chi trả cho 3 nhóm chủ rừng, 10 đơn vị có mức chi trả thấp và 12 địa phƣơng.

Nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong nƣớc, quốc tế: chi thực hiện các dự án, chƣơng trình, nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Tổ chức động vật Châu Á chi hỗ trợ trực tiếp cho 17 chủ nuôi gấu (tự nguyện giao nộp 30 cá thể gấu về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo tổng số tiền là 150 triệu đồng. Tổ chức JICA (Nhật Bản) chi hỗ trợ trợ trồng rừng ngập mặn tren vịnh Hạ Long...

Thứ tám, về nguồn nhân lực: Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã

luôn chú trọng kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ làm côn tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Theo đó, thực hiện Thông tƣ liên tịch số 50/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nội vụ “Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc UBND tỉnh thành phố trung ƣơng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2055/2015/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số

3295/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng Quảng Ninh, trong đó, về cơ cấu tổ chức thành lập phòng chuyên môn về Quản lý đa dạng sinh học. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Quản lý đa dạng sinh học thực hiện theo Quyết định số 428/QĐ-TNMT ngày 13/11/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Đến nay, phòng Quản lý đa dạng sinh học có 03 biên chế.

Mặt khác, theo Quyết định số 4169/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Kiểm Lâm và Quyết định số 4327/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thủy sản: tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm (đƣợc kiện toàn từ năm 2015 trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp; trực tiếp là Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên) và Chi cục Thủy sản (trực tiếp là Phòng Quản lý nguồn lợi và môi trƣờng thủy sản) là hai đơn vị trực thuộc Sở, đã đƣợc kiện toàn để quản lý đa dạng sinh học rừng và thủy sản, bảo tồn thiên nhiên tại các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn đất ngập nƣớc nội địa và khu bảo tồn biển, khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh của tỉnh theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật thủy sản năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới phƣơng thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25), các lực lƣợng là công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhƣ: ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, lực lƣợng kiểm lâm, kiểm ngƣ,... đang dần đƣợc kiện toàn, củng cố để nâng cao chất thực hiện nhiệm vụ.

Để đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trên do các nguyên nhân sau: Một là, nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ƣơng Đảng, Quốc Hội, Chính phủ; sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền ở địa phƣơng đã đề ra đƣợc nhiều chủ trƣơng, biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về ÐDSH. Trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm nhất định về bảo tồn ÐDSH nhƣ: xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về bảo tồn ÐDSH, cấp kinh phí cho các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ÐDSH, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đầu tƣ về cơ sở vật chất,…

Hai là, sự nỗ lực, quyết tâm thực hiện pháp luật về ÐDSH của cơ quan quản lý cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Qảng Ninh, Phòng Tài nguyên và môi trƣờng, Chi cục Kiểm lâm, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động và sự phối hợp của các sở, ban ngành khác trong tỉnh. Ba là, sự ủng hộ, tinh thần, trách nhiệm thực hiện pháp luật của ngƣời dân về bảo tồn ÐDSH. Nhân dân đã không tiếc tiền của, công sức góp phần thực hiện các quy định theo yêu cầu của chính quyền và pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)