Hình thức tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các sở, tỉnh luông nậm thà, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 35 - 39)

7. Bố cục của Luận văn

1.4.1. Hình thức tuyển dụng công chức

1.4.1.1. Thi tuyển

Trong các nền hành chính phát triển, thi tuyển đƣợc coi là hạt nhân trong công tác tuyển dụng. So với các phƣơng thức tuyển dụng khác, thi tuyển có nhiều ƣu điểm hơn. Các thí sinh tham gia thi tuyển phải cạnh tranh với nhau về năng lực và trình độ chuyên môn để giành những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nƣớc. Nhìn chung, những ngƣời trúng tuyển phải là những ngƣời giỏi nhất trong số những ngƣời dự thi và đáp ứng các yêu cầu do cơ quan nhà nƣớc đặt ra. Ở đây cần loại trừ một số trƣờng hợp cá biệt khi nhà nƣớc phải thực hiện các chính sách xã hội đối với một số đối tƣợng đặc biệt hay một số vùng đặc biệt nhƣ vùng sâu, vùng xa để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Sự cạnh tranh trên có tác dụng khuyến khích các thí sinh phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của mình. Qua đó nâng cao mặt bằng dân trí, văn hóa chung cho toàn xã hội, về khía cạnh tâm lý, mỗi khi qua đƣợc kỳ thi tuyển và phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Hiện nay, có hai cách thức phổ biến nhất khi thi tuyển công chức là thi viết và thi vấn đáp.

- Thi viết.

phƣơng pháp để ứng cử viên trả lời những câu hỏi đã đƣợc soạn trƣớc trong bài thi. Phƣơng pháp này có thể giúp dự đoán một cách hiệu quả về kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn và những kiến thức liên quan cũng nhƣ khả năng ờ những phƣơng diện khác nhau nhƣ khả năng phân tích, tông hợp, khả năng diễn đạt câu chữ... của ứng cử viên.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là không mất nhiều thời gian, hiệu suất cao, cùng một lúc đánh giá đƣợc nhiều ứng cử viên, kết quả đánh giá cũng tƣơng đối khách quan, vì vậy cho đến nay thi viết vẫn là hình thức tuyển dụng phổ biến đối với các cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, thi viết cũng có những hạn chế nhất định nhƣ không thể đánh giá đƣợc toàn diện các mặt nhƣ thái độ, phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng quản lý tổ chức, khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác của ứng viên.

- Thi vấn đáp chính là nhằm khắc phục nhƣợc điểm của hình thức thi viết. Thông thƣờng, thi vấn đáp đƣợc đƣa ra dƣới dạng tình huống để ứng viên xử lý. Những tình huống này là những tình huống hành chính mà mức độ phức tạp phụ thuộc vào đối tƣợng dự thi và yêu cầu của nhà nƣớc. Cách xử lý của thí sinh có thể cho ban giám khảo biết trình độ hiểu biết, kỹ nàng giao tiếp hành chính của thí sinh đó và những biểu hiện tâm lý khác nhƣ độ nhạy bén, sự vững vàng hay ổn định về tâm lý. Ban giám khảo cũng có thể đặt ra một số câu hỏi thêm để biết thêm thông tin về môi trƣờng hoạt động, xu hƣớng phát triển của thí sinh đó. Nhiều khi việc biết thêm thông tin trên là rất trọng ví dụ nhƣ xem thí sinh có khả năng đi công tác xa hay không để phục vụ những công việc phải đi xa...

- Thi trắc nghiệm:

Thi trắc nghiệm có nghĩa là "suy xét", "chứng thực". Thi trắc nghiệm là hình thức chọn câu trả lời đúng nhất trong nhiều câu trả lời. So với hình thức

thi viết (tự luận), thi trắc nghiệm cũng có những ƣu điểm và hạn chế nhất định.

+ Một câu hỏi trong thi viết, thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ riêng của bản thân. Câu hỏi trắc nghiệm thì thí sinh phải chọn duy nhất một câu đúng nhất.

Một bài thi viết có rất ít câu hỏi nhƣng thí sinh phải diễn đạt dài dòng, còn một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhƣng chỉ đòi hỏi trả lời ngắn gọn nhất.

+ Làm bài thi viết cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt, còn khi làm trắc nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ.

+ Chất lƣợng bài thi viết phụ thuộc vào trình độ ngƣời chấm bài, còn chất lƣợng bài trắc nghiệm phụ thuộc vào trình độ ngƣời ra đề. Một bài thi viết tƣơng đối dễ soạn nhƣng khó chấm điểm, còn trắc nghiệm thì khó soạn nhƣng dễ chấm điểm.

Với bài thi viết, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, ngƣời chấm tự do cho điểm theo xu hƣớng riêng; bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua tỉ lệ câu trả lời đúng, ngƣời ra đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt câu hỏi.

+ Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự "phỏng đoán" đáp án, nhƣng một bài thi viết cho phép sử dụng ngôn từ hoa mỹ.

Trắc nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành là một hình thức thi đang đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Hình thức thi trắc nghiệm có thể xuyên suốt toàn bộ nội dung cơ bản của kỹ thuật hành chính, các hiểu biết khác. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn nên nếu xây dựng đề thi nhƣ bình thƣờng dƣới dạng câu hỏi và phân tích thì đề thi tuyển sẽ khó có khả năng bao quát đƣợc toàn bộ kỹ thuật nghiệp vụ đó và các hiểu biết cần thiết khác mà thông thƣờng chỉ có thể đề cập tới một phần nhỏ nhƣ xây dựng một văn bản cụ thể... Khâu tổ

chức chấm thi rất đơn giản và gọn nhẹ vì lúc đó không đòi hỏi nhiều tƣ duy mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng đáp án đúng sai. Do đó, kết quả thi tuyển mang tính khách quan mà không phụ thuộc vào quan điểm của từng vị giám khảo chấm thi, không xảy ra hiện tƣợng chênh lệch điểm chấm. Thuận lợi về sau khi có điếu kiện áp dụng hệ thống thi tuyển trên máy tính. Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc thì việc áp dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả to lớn, tiết kiệm kinh phí của cả đối tƣợng thi tuyển lẫn cơ quan tuyển dụng.

Nội dung thi tuyển rất dạng và phong phú, tùy theo yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng mà có nội dung phù hợp. Thông thƣờng nội dung thi tuyển chia thành 3 phần (hoặc môn thi). Môn điều kiện, môn kiến thức chung và môn kiến thức chuyên ngành.

+ Môn điều kiện là môn không tính điểm nhƣng nếu không đạt môn điều kiện thì ngƣời dự thi không đƣợc tiếp tục thi các môn còn lại. Môn điều kiện là nhằm đảm bảo ngƣời đƣợc tuyển phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu về vấn đề, kỹ năng nào đó.

+ Môn kiến thức chung nhằm kiểm tra nền tảng kiến thức của ngƣời dự thi, đó là phông kiến thức mà công chức buộc phải có để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

+ Môn kiến thức chuyên ngành. Đây chính là kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí cần tuyển. Nội dung thi môn viết nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau đảm bảo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công

chức chƣa xác định đƣợc ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thì ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xem xét, quyết định đề thi chính thức.

Nội dung thi tuyển có mối liên quan mật thiết với việc phân loại công chức của mỗi nƣớc. Phân loại công chức đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việc thi tuyển ngƣời vào làm việc. Chế độ phân loại công chức quy định đối với mỗi cƣơng vị công tác đều phải bảo đảm những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết về học vấn, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác. Trên cơ sở đó, Hội đồng thi tuyển sẽ xây dựng đề thi cho phù hợp.

1.4.1.2. Xét tuyển

Tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập và phỏng vấn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời tham gia xét tuyển.

Xét tuyển công chức là hình thức tuyển dụng đặc biệt, nên điều kiện để đƣợc xét tuyển sẽ rất đặc biệt. Ngoài những tiêu chuẩn chung nhƣ thi tuyển, những ngƣời đƣợc xét tuyển phải đáp ứng đƣợc một số tiêu chuẩn khác, chẳng hạn về thâm niên công tác, về khả năng, chuyên môn đặc biệt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các sở, tỉnh luông nậm thà, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)