7. Bố cục của Luận văn
1.4.2. Quy trình tuyển dụng công chức
Ở mỗi quốc gia khác nhau, với những quan điểm phân chia, biện pháp thực hiện khác nhau nên quy trình tuyển dụng công chức ở mỗi quốc gia cũng sẽ khác nhau. Dù khác nhau nhƣng quy trình tuyển dụng công chức sẽ bao gồm các hoạt động sau:
Cơ quan có nhu cầu về công chức tiến hành xác định nhu cầu công chức của cơ quan mình, về số lƣợng, về yêu cầu đối với vị trí cần tuyển, về yêu cầu đối với công chức cần tuyển: trình độ chuyên môn, năng lực làm việc… Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
Một quyết định từ chối sai là điều không tốt nhƣng nó không có hại cho tổ chức. Còn quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho tổ chức và đƣơng nhiên phải mất nhiều công sức mới có thể sửa chữa đƣợc. Vì vậy, việc xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển là khâu vô cùng quan trọng và phải đƣợc thực hiện đầu tiên trong quy trình tuyển dụng.
1.4.2.2. Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển
- Đối với ngƣời tham gia dự tuyển là ngƣời bên trong tổ chức:
Tiến hành thu hút thông qua bảng thông báo tuyển dụng, đây là bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển ngƣời. Bản thông báo này đƣợc thông báo rộng rãi, bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộc công việc và các yêu cầu về trình độ của vị trí cần tuyển dụng.
Thu hút thông qua sự giới thiệu của ngƣời trong tổ chức. Qua kênh thông tin này có thể phát hiện đƣợc những ngƣời có năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển một cách cụ thể và nhanh nhất.
Thu hút căn cứ vào các thông tin trong hồ sơ nhân sự của tổ chức, nội dung trong đó thƣờng bao gồm các thông tin nhƣ: trình độ chuyên môn, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân ngƣời cần tuyển dụng.
Thu hút thông qua việc dán các thông báo tuyển dụng tại cơ quan, trang thông tin điện tử của cơ quan về tiêu chuẩn, điều kiện, số lƣợng…
- Đối với ngƣời đăng ký tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức Thu hút thông qua sự giới thiệu của ngƣời trong tổ chức.
Thu hút thông qua quảng các trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ: trên các kênh của các đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo…
Thu hút ngƣời đăng ký tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
1.4.2.3. Quyết định chọn người
Là quá trình tuyển dụng. Kết quả tuyển dụng chính là căn cứ quan trọng để nhà quản lý lựa chọn ngƣời mới cho vị trí cần tuyển của mình.
Việc lựa chọn ngƣời mới cho tổ chức phải căn cứ vào kết quả thi tuyển, căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất cá nhân để tiến hành lựa chọn ngƣời phù hợp nhất cho tổ chức.
1.4.2.4. Tập sự hoặc dự bị
Tùy từng quốc gia, sau khi chọn ngƣời cho cơ quan, tổ chức, ngƣời đƣợc chọn phải trải qua thời kỳ tập sự hoặc dự bị. Thời gian tập sự hoặc dự bị tùy thuộc quy định của mỗi quốc gia, tùy thuộc ngạch công chức hoặc vị trí công việc.
Chế độ tập sự hoặc dự bị mục đích là để công chức mới đƣợc tuyển làm quen với môi trƣờng công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng; cũng là quãng thời gian để cơ quan, tổ chức đánh giá năng lực làm việc thực tế trƣớc khi quyết định chính thức.
- Thời gian tập sự:
+ 12 tháng đối với trƣờng hợp tuyển dụng công chức vào ngạch chuyên viên;
+ 06 tháng đối với trƣờng hợp tuyển dụng công chức vào ngạch cán sự hoặc nhân viên;
+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không đƣợc tính vào thời gian tập sự.
- Nội dung tập sự:
+ Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không đƣợc làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng;
+ Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng;
+ Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng.
- Chế độ chính sách đối với ngƣời tập sự:
Trong thời gian tập sự, ngƣời tập sự đƣợc hƣởng 85% mức lƣơng bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trƣờng hợp ngƣời tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì đƣợc hƣởng 85% mức lƣơng bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trƣờng hợp ngƣời tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì đƣợc hƣởng 85% mức lƣơng bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp đƣợc hƣởng theo quy định của pháp luật.
Ngƣời tập sự đƣợc hƣởng 100% mức lƣơng và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tƣơng ứng với trình độ đào tạo trong các trƣờng đặc biệt nhƣ: Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm...
Thời gian tập sự không đƣợc tính vào thời gian xét nâng bậc lƣơng. Đối với ngƣời hoàn thành chế độ tập sự. Khi hết thời gian tập sự, phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; ngƣời hƣớng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với ngƣời tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức. Ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm
chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của ngƣời tập sự. Trƣờng hợp ngƣời tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lƣơng cho công chức đƣợc tuyển dụng.
Đối với ngƣời không hoàn thành chế độ tập sự. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trƣờng hợp ngƣời tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
Ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trƣờng hợp không hoàn thành chế độ tập sự. Ngƣời tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng đƣợc cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lƣơng, phụ cấp hiện hƣởng và tiền tàu xe về nơi cƣ trú.
1.4.2.5. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
Bổ nhiệm vào ngạch công chức đảm bảo các điều kiện sau:
- Ngƣời đƣợc bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp sau:
- Ngƣời đƣợc tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự; - Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
- Công chức chuyển sang ngạch tƣơng đƣơng.