của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước hết là một loại văn bản quy phạm pháp luật, nó sẽ mang những đặc điểm chung của một văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, nó vừa mang những đặc điểm đặc thù trong lĩnh vực quản lý đất đai. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
- Về chủ thể ban hành: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo hình thức quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 bao gồm: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (so với Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 thì có cắt bỏ thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ trưởng các bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác)
- Về cách thức ban hành: được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về hướng dẫn ban hành văn bản QPPL. Đó là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Thông tư số 32/2016/TT-BTNMT ngày 07/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong giai đoạn trước đó là Thông tư số 46/2014/TT-BTNMT ngày 01/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Có chứa quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương trong các lĩnh vực chuyên ngành mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường quản lý, mà cụ thể ở đây quản lý nhà nước về đất đai. Ví dụ như Thông tư số 34/2014/TT- BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm
2014 với Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai; Thông tư số 20/2015/TT- BTNMT ngày 27 tháng 4 năm 2015 về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất; Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật. Các biện pháp đảm bảo thực hiện bao gồm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; tổ chức, hành chính, kinh tế và cưỡng chế, quy định chế tài với người có hành vi vi phạm (hệ thống nghị định xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và hệ thống thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực).
Việc quy định rõ thẩm quyền và hình thức văn bản QPPL còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là trong quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Bằng hình thức văn bản, đối tượng thi hành có thể nhận biết ngay ai đã ban hành văn bản đó (ví dụ như văn bản thông tư thì người dân có thể nhận biết ngay đó là văn bản được ban hành bởi các bộ). Sự phân biệt này góp phần thể hiện tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Đồng thời, việc tuân thủ hình thức của văn bản cũng là một yếu tố chứng minh tính hợp pháp của văn bản