văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.4.2.1. Về thẩm quyền ban hành
Những vấn đề kiêm nhiệm nhiều vị trí còn diễn ra không chỉ trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà ở hầu khắp các bộ, ngành khác ở nước ta. Trong khi, cơ chế phân giao trách nhiệm, quy trách nhiệm của
người đứng đầu đã được đề cao, được cụ thể hóa hơn nhưng hầu như vẫn mang tính hình thức, những sai phạm vẫn chỉ dừng lại ở mức kiểm điểm, rút kinh nghiệm… chưa có tác dụng cao. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã không xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân khi cơ quan nhà nước ban hành văn bản QPPL sai, trái. Vì vậy "Vấn đề này cũng cần phải nghiên cứu để bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền"[30]. Ban hành văn bản trái pháp luật không có chế tài xử lý thỏa đáng chính là một trong những nguyên nhân làm cho các văn bản sai trái chưa có chiều hướng giảm trong thời gian qua
2.4.2.2. Về nhân sự
Kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng: Nguồn kinh phí cho việc tổ chức lớp tập huấn về quy trình xây dựng văn bản QPPL chưa được bảo đảm.
Chương trình, nội dung tập huấn: Chưa xây dựng được chương trình, giáo trình cụ thể về quy trình xây dựng văn bản QPPL tại các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Thực tế thời gian qua cho thấy, lớp tập huấn nào cũng một tài liệu mang tính chung chung, chưa có một giáo trình với những ví dụ thực tiễn. Do đó gây nhàm chán cho các học viên tham gia tập huấn. Từ đó, thái độ tham gia tập huấn của cán bộ học viên còn mang tính hình thức, chống đối, đánh trống ghi tên chứ chưa đem lại những kết quả nghiêm túc như mong muốn.
2.4.2.3. Về tổ chức thực hiện
Các bước trong quy trình ban hành văn bản QPPL của Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn những hạn chế nhất định. Có những nguyên nhân chính như sau:
- Về lập chƣơng trình xây dựng văn bản QPPL: Chưa dự báo được nhu cầu trong thời gian dài cho việc lập dự kiến chương trình kế hoạch xây dựng văn bản: Nhiều đơn vị chủ trì soạn thảo chưa dự báo được nhu cầu trong thời gian dài mà chủ yếu do nhu cầu đột xuất, bức xúc của thực tế. Do vậy, đơn
vị soạn thảo chưa chuẩn bị chu đáo cho công tác soạn thảo cũng như dự kiến tiến độ soạn thảo dẫn đến chậm tiến độ và chất lượng chưa cao. Đây chính là nguyên nhân của việc liên tục phải sửa đổi, thay thế các văn bản hướng dẫn thực hiện luật trong một thời gian ngắn của cùng một vấn đề. Ví dụ như Thông tư số 20/2015/TT- BTNMT ngày 27 tháng 04 năm 2015 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất. Và ngay sau đó chưa đầy 2 năm, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT- BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất cũng được ra đời ngày 13 tháng 07 năm 2017 để trình ký ban hành.
Hơn nữa, số lượng kế hoạch tuy khá nhiều nhưng các kế hoạch của Bộ chưa thực sự thành một hệ thống thống nhất, thiếu tính xâu chuỗi; còn thiếu quy trình chuẩn đối với việc xây dựng những kế hoạch chủ yếu, các bước xây dựng kế hoạch đôi khi còn thiếu hợp lý, theo hướng chủ quan, áp đặt; còn có sự “vênh” khá lớn giữa các kế hoạch về nội dung và kế hoạch kinh phí đảm bảo triển khai các kế hoạch nội dung (đặc biệt là thời gian xây dựng kế hoạch); có sự chênh lệch khá lớn về khả năng xây dựng và chất lượng xây dựng kế hoạch của các đơn vị trong Bộ (nơi làm tốt, nơi làm sơ sài, hình thức); lý do là nhận thức của lãnh đạo một số đơn vị về vai trò của công tác kế hoạch còn hạn chế; thiếu thể chế lập kế hoạch; hoạt động xây dựng kế hoạch còn thiếu chuyên nghiệp; thiếu các thông tin, số liệu thống kê, thiếu những nghiên cứu cần thiết phục vụ công tác lập kế hoạch của ngành, điều kiện đảm bảo xây dựng kế hoạch còn hạn chế….
- Soạn thảo văn bản: Tổ soạn thảo chưa chú trọng tới việc mời các thành phần có liên quan, đặc biệt là các thành phần có chuyên môn, chuyên trách về Luật để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản. Xuất phát từ tư tưởng chủ quan, quan liêu và tính lợi ích cục bộ. Tính khách quan, toàn diện của văn bản sẽ bị ảnh hưởng.
- Lấy ý kiến góp ý:
Việc xác định thiếu đối tượng cần lấy ý kiến là do đơn vị chủ trì soạn thảo vẫn coi nhẹ tầm quan trọng của việc lấy ý kiến với dự thảo hoặc chưa lường hết những tình huống xảy ra để tham vấn các đơn vị liên quan. Đặc biệt vẫn có tình trạng chỉ một nhóm nhỏ trong số những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ văn bản được tham gia lấy ý kiến. Điều này dẫn tới tính thiếu thực tế, thậm trí là lạc hậu so với thực tế của một số văn bản được ban hành.
+ Việc triển khai những công nghệ tiên tiến của chính cơ quan chủ quản và việc tiếp cận những công nghệ ấy của cá nhân liên quan đang có nhiều khó khăn. Vì vậy không lấy được số lượng ý kiến cao để đảm bảo việc đánh giá về dự thảo văn bản được toàn diện.
- Trong việc tổ chức thẩm định văn bản: Đa phần các văn bản đều qua Vụ Pháp chế xem xét và đánh giá trước khi trình ký. Vụ Pháp chế phụ trách việc rà soát và hệ thống hóa các văn bản QPPL sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, chỉnh lý và ban hành các văn bản QPPL mới. Tuy nhiên, trên thực tế, do số lượng văn bản QPPL trong các lĩnh vực được ban hành quá lớn và ngày một gia tăng nên việc rà soát văn bản của Bộ chỉ dừng lại ở mức đưa ra được những văn bản không còn hiệu lực, bị bãi bỏ hoặc có văn bản được thay thế, chưa chỉ ra được có những văn bản nào còn bị chồng chéo, mâu thuẫn cần điều chỉnh lại hoặc các văn bản QPPL có những nội dung không còn phù hợp và cần được sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, công tác hệ thống hóa văn bản QPPL chưa được tiến hành thường xuyên, có năm làm được, có năm chưa làm được. Điều này dẫn tới khó khăn trong quản lý và chưa có được cái nhìn tổng thể về hệ thống các văn bản QPPL trong lĩnh vực có liên quan.
2.4.2.4. Về tài chính
Do nguồn ngân sách của Nhà nước chưa thể cân đối cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL mức cao theo yêu cầu công việc. Trước mắt, việc quy
định nội dung chi và mức chi chỉ dừng lại ở việc đủ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản.
Kinh phí cho công tác soạn thảo văn bản: kinh phí theo quy định chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đề ra, định mức cho mỗi loại văn bản này là rất thấp. Từ đó nó không trở thành nguồn động lực để các cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên tâm và được hỗ trợ một cách chuyên nghiệp nhất.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở chương này, tác giả luận văn đã trình bày những thông tin cơ bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường với cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Bộ trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực được giao, trong đó có quản lý đất đai. Ban hành văn bản QPPL nói chung và văn bản QPPL về quản lý đất đai nói riêng là một hình thức thực hiện nhiệm vụ quản lý được giao của Tài nguyên và Môi trường. Sau đó, tác giả luận văn trình bày về thực trạng của hệ thống văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường với nội dung như sự đáp ứng về số lượng, chất lượng của chúng so với thực tế yêu cầu, những kết quả đạt được trong thực hiện quy trình ban hành những văn bản này. Từ đó, tác giả luận văn đưa ra những hạn chế còn vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế đó. Đây chính là những cơ sở cho việc đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Chương 3.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG