Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực, trong đó có đất đai [7]. Với vị trí đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn rất cụ thể trong quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể như:
- Trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình về quản lý đất đai thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý đất đai của bộ.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý, sử dụng đất sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các vùng và quản lý sau khi được Quốc hội phê duyệt; hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...[7]
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò đầu mối quan trọng để thực hiện việc quản lý thống nhất trong cả nước trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể trong thực hiện nội dung đầu tiên trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai,
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện ban hành các thông tư, thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện các nội dung trong nghị định của Chính phủ về QLNN về đất đai.