Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 29 - 37)

đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình nhằm đạt được mục tiêu quản lý nhà nước.

Quy trình ban hành thông tư về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm các bước tương tự như quy trình chung được Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng để ban hành văn bản QPPL theo chức năng quyền hạn của bộ. Vì vậy chúng ta sẽ đi từ quy trình chung đó để thấy sự cụ thể trong quy trình ban hành thông tư về quản lý đất đai. Nó là trình tự, thủ tục (các bước) để một thông tư được ban hành từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, ban hành. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. Tuy nhiên, quy trình ban hành của mỗi loại văn bản là như nhau (quy trình xây dựng thông tư này không thể khác với quy trình xây dựng thông tư khác), việc xác định một trình tự chuẩn là hết sức cần thiết nhằm trật tự hóa công tác này, tạo sự thống nhất trong khi ban hành văn bản QPPL tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy trình ban hành văn bản QPPL của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm các bước cơ bản được khái quát theo sơ đồ như sau:

Bước 2: Soạn thảo văn bản

Bước 3:

Lấy ý kiến góp ý, phản biện

Bước 4:

Tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo Bước 1:

Căn cứ chương trình xây dựng văn bản QPPL được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành, thường vào tháng 1 hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên (Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ), các đơn vị thuộc bộ được giao chủ trì soạn thảo tiến hành thực hiện theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Tùy theo tính chất của từng loại thông tư, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo ban hành quyết định thành lập Tổ soạn thảo. Thành phần tổ soạn thảo gồm: Tổ trưởng tổ soạn thảo là đại diện lãnh đạo đơn vị được giao chủ trì soạn thảo và thành viên tổ soạn thảo gồm đại diện Vụ Pháp chế (trong trường hợp Vụ Pháp chế không phải là đơn vị chủ trì soạn thảo) và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Tổ trưởng tổ soạn thảo có trách nhiệm xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo văn bản QPPL; chỉ đạo phân công, điều hành các công việc đảm bảo chất lượng văn bản soạn thảo, tiến độ thực hiện. Đối với từng thành viên trong Tổ soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng văn bản theo sự phân công của tổ trưởng, tham dự đầy đủ các cuộc họp và các hoạt động của Tổ soạn thảo, đề xuất ý kiến liên quan đến các nội dung của văn bản và việc xây dựng văn bản

Bước 5: Thẩm định văn bản

Bước 6: Trình ký ban hành

Bước 7:

Bước 2: Công tác soạn thảo văn bản

Đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư có trách nhiệm: tổng kết, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến dự thảo thông tư; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật và các thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung của dự thảo thông tư; khảo sát, nghiên cứu thực tế địa phương, cơ sở hoặc nước ngoài; tổ chức soạn thảo thông tư theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách về những nội dung quan trọng, những vấn đề mang tính nhạy cảm; tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về dự thảo văn bản; chỉnh lý dự thảo văn bản, xây dựng tờ trình Bộ trưởng, gửi xin ý kiến thẩm định; hoàn thiện dự thảo văn bản sau khi có ý kiến thẩm định; chuẩn bị hồ sơ trình Bộ trưởng ký ban hành văn bản.

Vụ Pháp chế có trách nhiệm: tham gia soạn thảo thông tư; góp ý, thẩm định dự thảo thông tư; phối hợp với các đơn vị chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ký ban hành thông tư.

Các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham gia Tổ soạn thảo thông tư theo đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo, góp ý dự thảo thông tư khi được gửi lấy ý kiến

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến đóng góp, phản biện

Dự thảo thông tư phải được tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (dự thảo thông tư phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian ít nhất 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, các nhân có ý kiến tham gia).

Đối với dự thảo thông tư có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp; liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương hoặc cần phải

phân định rõ trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bên liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ công văn gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, bộ, ngành có liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Việc lấy ý kiến tham gia về dự thảo có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau: Tổ chức họp góp ý, hội thảo; lấy ý kiến bằng văn bản; thông qua trang thông tin điện tử của bộ; Thông qua các tổ chức, hội, hiệp hội phối hợp tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh, tác động trực tiếp của văn bản; tổ chức phản biện trên cơ sở ký hợp đồng với các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đối với dự thảo văn bản.

Hồ sơ gửi lấy ý kiến, gồm: Công văn gửi lấy ý kiến, nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến; dự thảo văn bản QPPL; bản thuyết trình nội dung cơ bản của dự thảo, nêu rõ mục đích, lý do, sự cần thiết ban hành văn bản; yêu cầu thực tiễn, cơ sở pháp lý ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; những quan hệ mới cần điều chỉnh; các nội dung cần thiết khác và dự kiến các văn bản QPPL hoặc các điều khoản của văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hết hiệu lực thi hành; các tài liệu liên quan đến nội dung dự thảo.

Công văn đề nghị góp ý kiến và dự thảo văn bản phải được gửi đến tổ chức, cá nhân lấy ý kiến tham gia trước ít nhất 03 ngày làm việc trước khi họp, hội thảo nếu đề nghị đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến tại hội nghị, hội thảo, trừ trường hợp soạn thảo văn bản trong trường hợp khẩn cấp.

Việc lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia được thực hiện theo quy định về cơ chế huy động các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

Cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc bộ khi nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến bằng văn bản hoặc tham gia cuộc họp, hội thảo thảo luận về dự

thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc cử cán bộ tham gia đầy đủ các cuộc họp, hội thảo.

Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, đơn vị được đề nghị tham gia góp ý kiến phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản góp ý. Quá thời hạn trên mà không có ý kiến trả lời thì được coi là cơ quan, đơn vị đã nhất trí với nội dung dự thảo văn bản, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nội dung có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình.

Bước 4: Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo thông tư.

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải có văn bản giải trình.

Việc tiếp thu ý kiến góp ý đối với quy định thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình, gửi Vụ Pháp chế (nội dung ban hành thủ tục hành chính đã không còn trong thông tư, vì vậy theo Thông tư số 32/2016/TT-BTNMT không còn quy định về nội dung này)

Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thứ trưởng phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo về việc tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo.

Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng về tiến độ, nội dung, những vấn đề phức tạp, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì soạn thảo và Tổ soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo. Nếu xét thấy cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể tiếp tục lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài Bộ.

Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư do các đơn vị thuộc bộ chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ký ban hành.

Đối với dự thảo thông tư quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, việc thẩm định về chuyên môn thực hiện theo quy định sau đây:

- Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra về chuyên môn đối với dự thảo thông tư quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật

- Vụ Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định về chuyên môn đối với dự thảo thông tư là định mức kinh tế - kỹ thuật

- Vụ Pháp chế chỉ thẩm định về pháp lý sau khi có ý kiến thẩm định, thẩm tra về chuyên môn của các Vụ theo quy định trên.

Thời hạn thẩm định là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định thì trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.

Nội dung thẩm định gồm:

- Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản ;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;

- Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện;

Ngoài những nội dung thẩm định nêu trên, đối với các dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định quy định về thủ tục hành chính và thể hiện nội dung này trong báo cáo thẩm định (theo thông tư mới thì nội dung này đã bị bãi bỏ).

Đối với dự thảo do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo hoặc dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến công tác chuyên môn của nhiều đơn vị, lĩnh vực, Vụ Pháp chế đề nghị Lãnh đạo bộ thành lập Hội đồng thẩm định. Ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, Hội đồng thẩm định phải được đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, có báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ký ban hành;

Trường hợp còn có ý kiến khác, Vụ Pháp chế có công văn gửi đơn vị chủ trì soạn thảo hoặc viết trực tiếp trong Phiếu trình văn bản về việc bảo lưu ý kiến. Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Bước 6: Trình ký ban hành thông tư

Hồ sơ trình ký Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng (hồ sơ trình ký) được gửi về Văn phòng Bộ qua bộ phận một cửa. Hồ sơ trình ký bao gồm: Tờ trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng về dự thảo thông tư sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định (do lãnh đạo đơn vị trình ký); Dự thảo văn bản đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định; bảng tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự thảo văn bản; văn bản thẩm định về nội dung chuyên môn đối với các dự thảo văn bản quy định về quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các loại danh mục theo quy định; tài liệu khác có liên quan (nếu có). Nếu thấy văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế hoặc Hội đồng thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định; bản đánh giá tác động của Thủ tục hành chính và các tài hồ sơ đầy đủ, nội dung dự thảo xây dựng phù hợp với yêu cầu thì Văn phòng Bộ tiếp tục trình Bộ trưởng ký hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng ký ban hành thông tư. Nếu hồ sơ trình ký chưa đáp ứng được yêu cầu

(sai về thể thức, kỹ thuật trình bày hoặc thiếu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, ý kiến của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) thì Văn phòng Bộ trả về cho đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn thiện.

Bước 7: Phát hành, đăng công báo, gửi, đưa tin sau khi Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký ban hành thông tư

Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng sau khi được ký ban hành phải được gửi đăng Công báo, trang thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ, tổ chức công bố, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có), trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và phải được gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước cấp trên, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan và cơ quan có thẩm quyền giám sát kiểm tra, xử lý văn bản. Hồ sơ trình ký và bản gốc văn bản QPPL phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ tại Văn phòng Bộ.

Ngoài ra, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng có trách nhiệm gửi bản ghi điện tử (file mềm) về Văn phòng Bộ cùng với thời gian đóng dấu, lấy số ở Văn thư Bộ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản ghi điện tử (file mềm). Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản (bản cứng) và bản ghi điện tử (file mềm) văn bản QPPL đến cơ quan Công báo, trang thông tin điện tử của Chính phủ và đăng tải lên trang thông tin điện tử của Bộ, trừ những trường hợp thuộc bí mật nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)