Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 43)

Để thực hiện tốt quy trình soạn thảo, ban hành văn bản, quản lý văn bản thì một trong những yếu tố cũng vô cùng quan trọng - đó chính là công nghệ thông tin. Thực tế một số cơ quan cho thấy, việc áp dụng phần mềm vào quản lý văn bản, hồ sơ công việc đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý, soạn thảo văn bản, thậm chí một số cơ quan còn áp dụng rất tốt trong quy trình ban hành văn bản, mẫu hóa và đưa vào phần mềm dùng chung cho cán bộ, công chức sử dụng, phục vụ tốt cho hoạt động này.

Chính vì vậy, đây được coi là một nhiệm vụ hàng đầu để cải tiến quy trình, tiết kiệm được thời gian, công sức và đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mục tiêu cải cách hành chính tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tiểu kết Chƣơng 1

Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước có đi vào cuộc sống hay không, hiệu lực, hiệu quả như thế nào để các cơ quan QLNN ở địa phương thực hiện việc áp dụng pháp luật được tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự đúng đắn trong việc quản lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương. Và một trong những hình thức hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất của cơ quan QLNN ở trung ương chính là ban hành các văn bản QPPL trong lĩnh vực mình quản lý.

Đất đai luôn là một vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu bởi vai trò và tính thời sự của nó trong sự phát triển chung của bất kỳ nền kinh tế, xã hội nào. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình thông qua việc ban hành các văn bản QPPL về quản lý đất đai. Mà chủ thể quản lý trực tiếp cao nhất trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực này chính là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong chương 1, tác giả đã nêu lý luận về khái niệm, đặc điểm của văn bản QPPL. Từ đó, tác giả đưa ra hệ thống những nội dung về văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường với khái niệm, đặc điểm, nội dung và quy trình ban hành văn bản, dưới hình thức cụ thể là thông tư, thông tư liên tịch. Đồng thời, tác giả nêu những yếu tố tác động tới việc ban hành một văn bản QPPL về quản lý đất đai để cung cấp cho bạn đọc bức tranh tổng thể về những yếu tố chi phối tới quá trình ban hành văn bản QPPL. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng của văn bản QPPL về quản lý đất đai. Trên cơ sở lý luận về những vấn đề trọng tâm ấy, tác giả tiếp tục tìm hiểu thực trạng văn bản QPPL về quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)