Những yêu cầu cơbản và phương pháp tổchức thựcthichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 36)

1.1.5.1. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

- Yêu cầu thực thi mục tiêu chính sách xây dựng nông thôn mới

+ Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;

+ Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực thi công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

+ Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;

+ Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

28

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

+ Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 3326/QĐ-UBND, ngày 17/11/2010 của UBND Tỉnh Bắc Giang; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực thi các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang. Có cơ quan giúp việc là Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Văn phòng Điều phối) để điều phối toàn bộ hoạt động của Chương trình.

+ Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang.

Văn phòng Điều phối thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 365/QĐ- UBND ngày 15/02/2011 và được kiện toàn lại theo Quyết định số 3288/QĐ- UBND ngày 11/10/2011 của UBND tỉnh; là cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh về chỉ đạo, triển khai thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang.

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: Là cơ quan văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo; Điều phối và tham mưu điều phối các hoạt động thực thi Chương trình; Hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn , nghiệp vụ; Phân bổ, quản lý, triển khai thực thi các nguồn vốn v.v; Kiểm tra, giám sát, đôn đốc,tổng hợp kết quả thực thi chương trình.

29

+ Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện do UBND huyện ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ giúp UBND huyện chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên trên địa bàn huyện.

+ Văn phòng Điều phối thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

Văn phòng điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp huyện được thành lập theo Thông báo số 48 ngày 18/4/2012 của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh và Hướng dẫn Liên ngành số 108 ngày 15/5/2012 của Sở Nội vụ và Văn Phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh.

Văn phòng điều phối thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp huyện do UBND huyện ra quyết định thành lập, là cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện và UBND huyện. Có nhiệm vụ điều phối; thực thi một số nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM do cấp huyện thực hiện.

+ Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã do Đảng uỷ xã thành lập gồm: Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã có nhiệm vụ giúp Đảng ủy, HĐND, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở là nòng cốt, là hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

+ Ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã

Ban quản lý xây dựng NTM xã do UBND xã quyết định thành lập; Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Thành viên là một số đại diện cơ quan chuyên môn và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã, đại diện các

30

thôn (là những người am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng NTM) do cộng đồng thôn, bản cử ra.

Ban Quản lý xây dựng NTM xã giúp cho Ban Chỉ đạo xã quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Ban quản lý xây dựng NTM xã có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như: Tổ chức xây dựng quy hoạch, công bố quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư xây dựng NTM của xã; Thực thi các đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; Là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng NTM trên địa bàn xã; Chỉ đạo các Ban phát triển thôn trong việc thực thi các nội dung xây dựng NTM trên địa bàn thôn...

+ Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới cấp xã

Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong xây dựng NTM ở cấp xã được thành lập theo Quyết định số 80 ngày 14/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04 ngày 04/12/2006 của liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã:

Lập và quản lý thực hiện kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức thực thi giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã.

Yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõ những vấn đề mà cộng đồng có ý kiến.

Thu thập các ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong xã, cơ quan quản lý chính sách, các báo cáo của chủ đầu tư và nhà thầu, xác định những vấn đề mà cộng đồng có ý kiến đã được làm rõ, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề chưa được làm rõ.

31

Thông báo các kết quả xử lý, giải quyết của cấp có thẩm quyền đối với các ý kiến, kiến nghị của nhân dân...

+ Ban phát triển thôn

Cấp thôn thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thôn do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị và hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).

Ban phát triển nông thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:

- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp, các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM;

- Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng nông thôn mới chung của xã và thôn theo yêu cầu của Ban quản lý xã.

Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (như: đường giao thông, điện; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn...).

Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua; Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, xây dựng nếp sống văn hóa...

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.

Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực thi hương ước, nội quy phát triển thôn.

32

+ Cán bộ chuyên trách thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới cấp xã.

Cấp xã được biên chế 01 cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Cán bộ chuyên trách thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp xã chức năng giúp Ban chỉ đạo, UBND, Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã thực hiện chức năng quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với những nội dung do cấp xã thực thi.

Cán bộ chuyên trách nông thôn mới cấp xã có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cấp xã xử lý các công việc có liên quan đến xây dựng nông thôn mới như: Kế hoạch công tác, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất, soạn thảo văn bản, ban hành giấy mời, thông báo kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, tiếp nhận chuyển văn bản đi, đến lập dự trù kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo; tổng hợp kết quả thực thi, báo cáo Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp huyện theo định kỳ, đột xuất và khi có yêu cầu.

- Yêu cầu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

Chương trình hành động của Chính phủ thực thi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ) khẳng định và bổ sung nhiệm vụ củaChính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, để tổ chức thực thi thắng lợi Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn; Hoàn thiện đồng bộ kết cấu

33

hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng NTM bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn gần với các đô thị trung bình; Nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thực thi một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biển đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết Trung ương để xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triển khai thực thi.

Thứ nhất, Thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân

Thứ hai, Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2020.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch

Thứ tư, Xây dựng các đề án chuyên ngành.

Thứ năm, Nhóm dự án luật và chính sách

- Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính xácchính sách xây dựng nông thôn mới

Công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí NTM, cần tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; huyện đã chọn 3 xã (Nghĩa Hồ, Quý Sơn, Thanh Hải) xây dựng nông thônmới điểm giai đoạn 2011-2015; năm 2014 bổ sung thêm xã Hồng Giang xây dựng NTM giai đoạn 2014 - 2016; tập trung các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nhằm

34

phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo diện mạo mới trong nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Xây dựng NTM với phương châm: Kinh tế phát triển - Đời sống ấm no - Thôn bản văn minh - An ninh ổn định - Quản lý dân chủ.

1.1.5.2. Các phương pháp thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

- Phương pháp kinh tế

Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, địa phương cần ban hành các kế hoạch, có định hướng chiến lược, nhằm xây dựng chuỗi sản xuất liên kết theo các nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn huyện, dần hình thành một số vùng sản xuất tập trung hàng hóa, xác định những sản phẩm chủ lực như vải thiều, cam lòng vàng, bưởi diễn, cam V2…Dần hình thành những vùng chuyên canh cay trồng có giá trị kinh tế cao theo mô hình cánh đồng lớn. phát triển các mô hình nông thôn với sản xuất nông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết. Phát huy tiềm năng thế mạnh, triển khai mô hình “ Mỗi xã một sản phẩm” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, bảo tồn truyền thống văn hóa của từng vùng, miền.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành nghề công nghiệp-dịch vụ-thương mại. Nâng cao hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp.

Mặt khác,cần trú trọng giữ vững tiêu chí đã đạt được, đồng thời nâng cao chất lượng, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững các tiêu chí đó. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường nông thôn tiếp tục được trú trọng, nhất là vấn

35

đề xử lý rác thải khu dân cư và tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh,sạch, đẹp…Duy trì và đẩy mạnh ngành, nghề sản xuất truyền thống, nâng cao thu nhập cho nông dân, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ổn định, bền vững.

- Phương pháp giáo dục thuyết phục

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng NTM, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh kế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng không trông chờ nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ và phát huy vai trò, trách nhiệm đối với từng tổ chức, từng ngành, từng cán bộ đảng viên và mỗi một quần chúng nhân dân

- Phương pháp hành chính

Mỗi người dân phải hiểu rõ và tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng NTM; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Mỗi người dân cần chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Mỗi người dân cần tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh

36

trang nhà cửa, tích cực trồng cây, thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ra sức học tập thi đua lao động sản xuất phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghịquyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Phương pháp kết hợp

Tiếp tục tuyên truyền, triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng NTM” với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Chú trọng phát huy sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, gắn phong trào thi đua với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua khác.

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh phô trương, chạy theo thành tích

Bên cạnh đó cần tập trung rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách. Các cơ chế chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, thu hút nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn, có chính sách cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 36)