Những hạnchế trong thựcthichínhsách xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 90)

2.3.1. Những hạnchế

2.3.1.1. Về chỉ đạo điềuhành

Mặc dù những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận, song quá trình chỉ đạo thực thi chính sách xây dựng NTM ở huyện Lục Ngạn vẫn còn có những hạn chế, đó là:

82

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện và cấp ủy, chính quyền các xã có lúc, có việc hiệu quả chưa cao, còn để thất thoát xi măng trong thực thi bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tại một số đảng bộ xã chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả chưa cao, một số bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Có địa phương cấp ủy, chính quyền thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình triển khai thựchiện.

Chương trình môi trường Quốc gia xây dựng NTM là một chương trình hoàn toàn mới, chưa có nhiều địa phương thực thi thành công để vận dụng, áp dụng vào địa bàn cho nên thời gian đầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM còn lúng túng; Các văn bản hướng dẫn thực thi chương trình còn chậm và có thay đổi ở cấp tỉnh; một số chính sách triển khai chưa đồng bộ, một số tiêu chí chưa phù hợp nên các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực thi.

Nguồn lực đầu tư còn khó khăn: xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, phạm vi ảnh hưởng rộng, cần một lượng vốn rất lớn, trong khi đó nguồn lực của địa phương còn hạn chế, thu hút đầu tư vào khu vực này còn khó khăn. Vì vậy, một số tiêu chí chậm được triển khai thựcthi.

Bên cạnh những tiêu chí đã đạt được, còn một số tiêu chí khó thực thi:

2.3.1.2. Về nguồn lực

Nguồn nhân lực phục vụ chương trình MTQG xây dựng NTM còn thiếu và yếu, các thành viên trong BCĐ, Ban điều phối các cấp làm đều làm kiêm nhiệm; Ban chỉ đạo cấp xã chưa huy động hết tiềm năng nội lực trong nhân dân, vẫn còn tư tưởng làm thay cho dân, chạy theo thành tích, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Theo cơ cấu nguồn vốn tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định nguồn vốn thực thi chương trình cụ thể

83

như: Vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, các DA hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ triển khai khoảng 23%, vốn trực tiếp cho chương trìnhMTQG xây dựng NTM khoảng 17% (tương ứng nguồn vốn Nhà nước 40%); vốn tín dụng khoảng 30%; vốn Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10%.

Theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tường Chính phủ vềsửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực thi Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, nhưng một số công trình gắn với đạt tiêu chí NTM chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng như: Nghĩa trang nhân dân, chợ nông thôn; trong khi nguồn lực địa phương không đảm bảo đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, chưa lồng ghép được nguồn từ các chương trình có mục tiêu khác để xây dựng trụ sở xã, nên bộ mặt khu trung tâm một số xã chưa được hoàn thiện.

- Hệ thống các tiêu chí NTM đã ban hành và tiếp tục được điều chỉnh bổ sung một số nội dung; các ngành ở Trung ương đã có văn bản qui định cụ thể và hướng dẫn thựcthi.

Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tế nhiều tiêu chí có yêu cầu quá cao, khó thực thi đạt yêu cầu, nhất là các tiêu chí mềm.

Năm 2018, Lục Ngạn có 03/30 xã đạt chuẩn NTM, tuy nhiên các tiêu chí đạt được ở mức tối thiểu theo qui định; nhưng trong thời gian qua chưa có cơ chế hỗ trợ để nâng cao chất lượng.

2.3.1.3. Về cơ chế chínhsách

Trong 5 năm, thực thi chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện Lục Ngạn đã triển khai tổ chức thực thi nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, đó là các chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích phát triển HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn;

84

chính sách hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite...Các cơ chế chính sách được ban hành tương đối đầy đủ nhưng kinh phí tổ chức thực hiện còn hạn hẹp, điển hình như chương trình hỗ trợ pháttriểnkinhtếtrangtrại,HTX...nênảnhhưởngkhôngnhỏđếnviệctăngthu nhập cho dân cư NT. Các sản phẩm nông sản tiêu thụ chưa ổn định, chưa phát huy lợi thế của địa phương.

Còn có thời điểm nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM chưa thật đầy đủ, còn coi đây là dự án đầu tư của nhà nước, do vậy còn có việc chưa tích cực vào cuộc. Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trình độ chuyên môn chưa đồng đều, kỹ năng tổ chức triển khai các nội dung xây dựng NTM còn hạn chế; thành viên BCĐ các cấp lại có sự thay đổi nên công việc chưa được liềnmạch.

Việc xây dựng NTM ở một số xã vẫn tập trung chủ yếu vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí đề ra mà chưa chú trọng nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Số nợ đọng trong xây dựng cơ bản mặc dù không phải là lớn song vẫn còn và xảy ra ở hầu hết các địaphương.

Một số xã sản xuất hàng hóa chưa thật rõ nét, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương, chưa chú trọng đến phát triển các mô hình sản xuất có năng suất, giá trị kinh tế cao.

Khi tiến hành quy hoạch NTM, hầu hết các địa phương đều thuê các đơn vị làm dịch vụ tư vấn, đo đạc, quy hoạch xây dựng NTM, do đó quy hoạch không được sát và phù hợp với thực tế, dễ dẫn đến quy hoạch bị phá vỡ.

2.3.2. Nguyênnhân

2.3.2.1. Nguyên nhân kháchquan

Nguồn lực, tiềm lực kinh tế của huyện còn hạn chế. Xuất phát điểm của các xã khi triển khai xây dựng NTM thấp, năm 2012 xã có tiêu chí đạt cao

85

nhất là 6 tiêu chí; thấp nhất là 4 tiêu chí.

Huy động nguồn lực để thực thi chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào khu vực nông thôn còn khó khăn. Việc lãnh đạo, chỉ đạo định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất phù hợp còn lúng túng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Một số mô hình sản xuất được đầu tư, nhưng mới chỉ dừng lại ở một nhóm nhỏ tham gia, chưa mang tính chất lan tỏa, chưa tạo được số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và chưa đồng nhất theo yêu cầu của thị trường để thúcđẩyphát triển kinh tế địa phương. Do đó chưa khuyến khích được nông dân tích cực đầu tư để làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Ở một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng nông dân bỏ đất canh tác, nhất là trong sản xuất vụ đông.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủquan

- Công tác lãnh đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tuy có tập trung nhưng thiếu tính cụ thể; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên. Sự phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể chưa được đồngbộ.

- Công tác lồng ghép, huy động vốn từ các nguồn còn khó khăn, chưa phùhợpvớitìnhhìnhthựctiễn.Mặtkhác,cơchếthuhútnguồnlựctừcácthành phần kinh tế đầu tư về nông thôn thiếu đồng bộ, hiệu quả còn thấp nên gặp khókhăn trong việc tổ chức thựcthi.

- Năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực thi ở các địa phương còn hạn chế; việc huy động các nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là nguồn lực tại chỗ; chưa phát huy tối đa sức mạnh và nguồn lực của cả cộng đồng dân cư.

- Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã chưa được triển khai thực hiện tốt, do từng địa phương chưa xác định được thế mạnh để đào tạo ngành nghề phù hợp. Đào tạo nghề đa số

86

vẫn chưa theo nhu cầu của người dân, mới chỉ thực thi việc đào tạo nghề theo chương trình chứ chưa đào tạo theo nhu cầu của xãhội.

- Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa được chú trọng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới, chưa đảm bảo sâu rộng và thiết thực đến toàn thể các đoàn viên, hội viên và nhândân.

Một số địa phương còn chạy theo thành tích, bằng mọi giá để đạt các tiêu chí xây dựng NTM để kịp về đích theo Kế hoạch đã dẫn đến vi phạm pháp luật.

2.4. Những bài học kinhnghiệm

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng là yếu quan trọng tạo sự thành công trong xây dựng NTM.

Cấp ủy xây dựng và ban hành nghị quyết sát đúng với tình hình thực tế của địa phương; ngoài nghị quyết chung, cần xây dựng các nghị quyết chuyên đề và lãnh đạo đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của đảng viên, không để một ai đứng ngoài cuộc, thực thi tốt trách nhiệm được phân công, gắn với kết quả thực thi nhiệm vụ cụ thể được giao. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong xây dựng NTM như: cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà vườn, xây dựng gia đình văn hóa, thực thi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tham gia tích cực mọi phong trào tại khu dân cư, thật sự là tấm gương sáng, sau đó vận động nhân dân thực thi làm theo.

Hai là, xây dựng nông thôn mới phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trí.

Chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực thi cụ thể hằng năm; thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở, phân công, nhiệm cụ thể cho các thành viên BCĐ gắn với trách nhiệm việc thực thi nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân.

Các hội, đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực thi phong trào; đặc biệt phải tạo được nhận thức của hội viên, đoàn

87

viên và nhân dân trong xây dựng NTM ; từ đó tạo sự đồng thuận, tích cựchưởngứng,thamgiavàthậtsựnhândânlàchủthểđểthựcthiChươngtrình.

Ba là, nguồn vốn xây dựng nông thôn là rất lớn, phải đa dạng hóa các nguồn lực để đầu tư.

Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nông thôn mới của Trung ương, tỉnh hỗ trợ, phải tập trung lồng ghép, huy động nhiều nguồn lực đầu tư một cách đồng bộ, hiệu quả; phát huy tốt nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh phát triển sản xuất; huy động nội lực trong dân bằng sự tự nguyện đóng góp ngày công lao động và hiến đất đai, cây cối, vật kiến trúc để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xem đây là nguồn lực quan trọng và làm cho nhân dân nhận thức được: công sức, nguồn lực đóng góp là để đầu tư lại cho chính họ và dân là người hưởng thụ trựctiếp.

Qua 5 năm triển khai thực thi Chương trình, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh; cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nên việc triển khai thực thi nhiệm vụ xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở đạt được một số kết quả nhất định. Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, hướng dẫn nhằm nâng cao trình độ kỹ năng về xây dựng NTM; nhờ vậy đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tích cực huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh tại các xã phát triển mạnh (giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, cơ sở vật chất văn hóa); thu hút đầu tư trên lĩnh vực CN-TTCN có bước pháttriển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển biến theo hướng tích cực… Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất có nhiều tiến bộ; năng suất, chất

88

lượng cây trồng tăng lên đáng kể; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với quy hoạch và thực trạng tại địa phương, nâng cao giá trị thu nhập trên 01 đơn vị diện tích. Các hình thức tổ chức sản xuất từng bước đi vào hoạt động phát huy hiệu quả,gắnliềndoanh,liênkếtsảnxuấtvớitiêuthụsảnphẩm.Công tácbảovệmôi trường được quan tâm thực hiện. Tình hình an sinh xã hội, giảm nghèo thường xuyên được quan tâm thực hiện. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể, diện mạo nông thôn mới được hình thành ngày một rõ nét. Quyền làm chủ của người dân được phát huy.Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng tăng cao (thu nhập tăng14,62 triệu đồng/người/năm so với năm 2010), niềm tin của nhân dân đối với hệ thốngchínhtrịđượccủngcố;đặcbiệtlàhệthốngcơsởhạtầngphụcvụsảnxuất

vàdânsinhtừhuyệnđếnxãcơbảnđượchoànthiện.

Tóm lại, thành công trong xây dựng NTM ở huyện Lục Ngạn là vận động thành công các nguồn lực, với chủ trương xây dựng NTM phải vận động thường xuyên, sâu rộng và thiết thực tạo nhận thức trong nhân dân, phát huy được nộilực của địa phương. Huyện cũng đã tập trung đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích pháttriển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân bền vững; đồng thời chủ trương xây dựng NTM phải gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa NTM, qua đó bổ sung các quy ước, hương ước nhằm xây dựng tình làng, nghĩa xóm ngày càng gắn bó bền chặt hơn.

89

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tại chương 2 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện, cụ thể: xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách; xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; điều hành, phối hợp thực thi chính sách; huy động nguồn lực thực thi; thanh tra, kiểm tra và tổng kết việc thực thi chínhsách.

Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về thực thi chính sách, phân tích những hạn chế, xác định rõ nguyên nhân...Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lục Ngạn tại chương 3.

90

CHƯƠNG 3:

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn từ nay đến năm2025 dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn từ nay đến năm2025

3.1.1. Mụctiêu

3.1.1.1. Mục tiêuchung

Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nông ngiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.1.1.2. Mục tiêu cụthể

Xây dựng 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế 09 xã và xây dựng thêm 02 xã (Biên Sơn, Phì Điền) đạt chuẩn NTM giai đoạn kế tiếp.

Phấn đấu bình quân tiêu chí/xã: đạt 12 tiêu chí/xã; các tiêu chí sẽ hoàn thành tiêu chí 1 (Quy hoạch), tiêu chí 4 (Điện), tiêu chí 15 (Y tế), tiêu chí 19 (An ninh trật tự), không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: Tăng thu nhậpcho người dân; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%; tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95%; tỷ lệ gia đình văn hóa là 85%, làng văn hóa 70%; giáo dục trên 95% số trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 97,5%; về môi trường tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 95%, tỷ lệ thu gom xử lý rác thải 95%.

91

Thứ nhất, tiêu chí Giao thông

+ Tiếp tục nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường trục xã, liên xã đảm bảo giao thông thuận lợi cho nhân dân.

+ Chỉ tiêu tối thiểu cần đạt: Nhựa hóa 4,5 km đường trục xã, liên xã tại xã Phú Nhuận; bê tông hóa 67 km đường ngõ, xóm xã Tân Mộc, Mỹ An; cứng hóa 15,8 km đường nội đồng (Trong đó xã Biển Động 6,5 km; xã Quý Sơn 4,3 km; xã Phì Điền 5km).

Thứ hai, tiêu chí Thủy lợi

+ Tiếp tục hoàn thiện các tuyến mương dẫn nước, tu sửa các hồ Cấm Sơn, Khuân Thần, đập chứa nước đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho các diện tích thâm canh.

+ Chỉ tiêu phải thực thi: Xây kè trạm bơm xóm Họ - xã Kiên Lao; kiên cố hóa 4,5 km kênh mương; cải tạo, nâng cấp 05 công trình hồ, đập (Khuân Thần xã Kiên Lao, Hồ Cấn Sơn xã Sơn Hải, xã Cấm Sơn, đập Đá Mài xã Hồng Giang, đập Lòng Thuyền xã Tân Mộc.

Thứ ba, tiêu chí Điện

+ Tiếp tục vận động nhân dân thực thi tốt việc quản lý và nâng cấp đường điện sau công tơ và hệ thống điện trong từng gia đình đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn. Phối hợp với Công ty Điện lực Bắc Giang, Điện lực Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)