Đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến thựcthichínhsách xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 90)

2.2.5.1. Tính chất của vấn đề chính sách xây dựng nông thôn mới

Giải quyết vấn đề bằng chính sách, thực thi chính sách xây dựng NTM có ý nghĩa thiết thực và liên quan đến rất nhiều chủ thể tham gia thực thi chính sách, vì vậy công tác tổ chức thực thi sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các vấn đề khác có quan hệ lợi ích với ít đối tượng trong xã hội.

2.2.5.2. Môi trường thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

Trên lĩnh vực nông nghiệp: Các xã, phường trên địa bàn huyện phối hợp với Phòng Kinh tế huyện, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh đẩy mạnh hỗ trợ, phát triển các đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vải thiều, cam đường canh, cam lòng vàng, bưởi diễn, bưởi da xanh mô hình trồng rau, nấm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất. Trong hơn 4 năm qua, đã hỗ trợ cho 33 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất với số tiền 1,569 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của UBND huyện. Từ đó từng bước gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đồng thời góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động. Bình quân một tháng cho thu nhập 7.500.000 đồng/lao động, đây là mức thu nhập khá đối với hộ dân sản xuất nông nghiệp.

Huyện cũng chủ động trong việc tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ; xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn như VIETGAP, PROGRAP, áp dụng khoa học công nghệ, đồng thời khuyến khích phát triển liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa. Tại các xã trên địa bàn đã

78

thực thi dồn điền đổi thửa. Huyện đã mời các chuyên gia, nhà khoa học tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tập huấn cho người dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đem lại năng suất cao, chất lượng tốt.

- Trong lâm nghiệp: Tập trung xây dựng đề án phát triển lâm nghiệp bằng giống chất lượng cao như nuôi cấy mô, lai hom, trồng rừng lấy gỗ đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến sâu, đầu tư xây dựng trên 60 km đường lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả từ sản xuất.

2.2.5.3. Năng lực thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới của cán bộ, công chức

Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện chính sách xây dựng NTM. Đối với cán bộ công chức trong cơ quan được đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng cần quan tâm thực thi, là nội dung quyết định đến kết quả xây dựng NTM; do vậy trong những năm qua, huyện đã tổ chức bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM cho trên 1.627 lượt cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn và Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện; cử cán bộ huyện, xã tham gia đầy đủ các đợt tập huấn do Trung ương, tỉnh tổ chức như tập huấn lập đề án NTM, lớp đào tạo từ xa của tổ chức FAO, lớp tiểu giáo viên về NTM, đánh giá và lập hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn NTM, các văn bản khác về NTM của Trung ương và tỉnh.

Nhìn chung cán bộ công chức có năng lực thực hiện chính sách xây dựng NTM tốt, công tác thực thi chính sách xây dựng NTM ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang lại kết quả thực sự.

2.2.5.4. Mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

UBND huyện xây dựng các chương trình, kế hoạch 05 năm, hằng năm trong xâydựng NTM để triển khai thực thi; thành lâp Ban Chỉ đạo, văn phòng

79

điều phối NTM, ban hành qui chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên phụ trách từng tiêu chí, đứng điểm chỉ đạo từng xã. Định kỳ hằng tháng, quí, 6 tháng Ban Chỉ đạo giao ban để kiểm tra, rà soát kết quả thực hiện để tập trung chỉ đạo xử lý những tồn tại vướng mắc.

Hằng tuần, tháng, Huyện ủy, UBND huyện tổ chức kiểm tra các xã về tiến độ thực thi, chỉ đạo cụ thể từng vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Với tinh thần chỉ đạo tập trung, quyết liệt, sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã nên kết quả đạt được vượt mục tiêu của Nghị quyết, kế hoạch đã đề ra.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do vậy Huyện ủy đã chỉ đạo Mặt trận, các hội đoàn thể từ huyện đến xã căn cứ kế hoạch hằng năm của UBND huyện và xã nhận thực thi từng chỉ tiêu cụ thể gắn với đạt tiêu chí theo kế hoạch; UBND huyện chỉ đạo các địa phương, các ngành chuyên môn của huyện phải tập trung quyết liệt trong xây dựng NTM và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM như Nghị quyết số 26-NQ/TW, Quyết định 491/QĐ-TTg, Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 4212/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Nghị quyết 51B-NQ/HU ngày 30/6/2011 về xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 -2015, và các văn bản liên quan đến xây dựng NTM.

Tuyên truyền phổ biến các nguyên tắc và các bước tiến hành xây dựng NTM về vai trò chủ thể của người dân. Hướng dẫn cho người dân tham gia vào xây dựng đề án và quy hoạch NTM, quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, đề án phát triển sản xuất...

80

Tập huấn, hướng dẫn cho người dân về vai trò giám sát cộng đồng thông qua các buổi họp công khai các khoản đóng góp hợp lý trong xây dựng NTM. Vận động thuyết phục nhân dân đóng góp các nguồn xã hội hóa xây dựng các tiêu chí như đường giao thông, thủy lợi, điện sản xuất, nhà văn hóa, tham gia thực hiện phương án thu gom rác thải và bảo vệ môi trường ở nông thôn,...

Phổ biến tuyên truyền, nêu gương những người dân, những tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp trong việc tổ chức thực thi xây dựng NTM; những mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Tuyên tuyền về việc đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chăm lo công tác an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn; tương thân tương ái, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục trong nhân dân.

Qua đó củng cố thêm lòng tin của nhân dân, nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác trong thực thi chính sách. Đồng thời người dân còn vận động lẫn nhau chấp hành chính sách, tạo thành những phong trào thi đua thực thi chính sách tốt hơn. Hiện nay, ở địa phương người dân tự nguyện xin hiến đất để làm đường bê tông giao thông nông thôn và cả bê tông nộiđồng.

2.2.5.5. Các điều kiện vật chất và sự đồng tình ủng hộ của người dân để thực thi chính sách xây dựng nông thônmới

Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; cácchương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. ii) Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. iii) Huy động tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương như: vật liệu xây dựng, đất đai, lao động... iv) Vận động các doanh nghiệp đầu tư các cở sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... trên địa bàn xã. v) Các khoản đónggóptheonguyêntắctựnguyệncủanhândântrongxã.Cáchộgiađình tự đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhà ở, các công trình vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, chỉnh trang khuôn viên của gia đình

81

và đóng góp cho xây dựng các công trình công cộng ở thôn, xã. vi) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố cho các dự án đầu tư. vii) Khuyến khích nhân dân vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải tạo chỉnh trang nhà ở và các công trình vệ sinh...(vốn tín dụng theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và các nguồn vốn tín dụng khác; vốn tín dụng đầu tư ưu đãi chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thủy sản và hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chínhphủ...).

Nguồn vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địabàn.

Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, vận động con em xa quê đóng góp, đầu tư xây dựng quê hương.

Cụ thể:Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2010-2015: 84.429,794 triệu đồng.

-Vốn trực tiếp từ chương trình: 46.948,113 triệu đồng, trongđó:

+ Ngân sáchtrung ương: 28.079,319 triệuđồng.

+ Ngân sáchđịaphương: 18.868,794 triệuđồng.

-Vốnlồngghép: 300 triệuđồng.

-Vốn nhân dânđónggóp: 37.181, 652 tiệuđồng.

2.3. Những hạn chế trong thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và nguyênnhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)