7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định có hai hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo và phạt tiền; các hình thức phạt bổ sung nhƣ: tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định các biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng một hoặc nhiều lần nhƣ: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện vi phạm hành chính; buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm và biện pháp khác. [10, tr.50-60]
1.2.2.1. Hình thức phạt chính
- Cảnh cáo: là hình thức xử phạt áp dụng đối với các nhà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với với các hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện. Mục đích của việc áp dụng hình thức xử phạt này không nhằm gây thiệt hại về mặt vật chất mà chỉ nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý tại chỗ cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, từ đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng ở đô thị đối với ngƣời có hành vi vi phạm
- Phạt tiền: là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với ngƣời bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt đƣợc áp dụng phổ biến nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
đô thị nói riêng. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống, chống vi phạm hành chính cũng nhƣ răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình trong khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhƣng không giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhƣng không vƣợt quá mức tối đa của khung tiền phạt. [29, tr.78-80]
1.2.2.2. Các hình thức xử phạt bổ sung
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ chức đó đƣợc quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng tùy thuộc vào tính chất, mức độ của vi phạm.
- Tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính:
Bản chất của hình thức xử phạt này là tƣớc bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và chuyển thành sở hữu Nhà nƣớc. Hình thức xử phạt này không áp dụng trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của ngƣời khác nhƣng bị chủ thể vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện đó phải đƣợc trả lại cho ngƣời chủ sở
hữu hoặc ngƣời quản lý, ngƣời sử dụng hợp pháp vì họ không có trách nhiệm pháp lý gì đối với việc tang vật, phƣơng tiện đó bị sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật. Tang vật này chỉ bị sung vào công quỹ nếu nhƣ không xác định đƣợc ngƣời chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những ngƣời này không đến nhận lại. Trƣờng hợp nếu nhƣ là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, cây trồng thì bị tịch thu để tiêu hủy. Việc thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử