Đội ngũ công chức trong thực thi công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Đội ngũ công chức trong thực thi công vụ

Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nƣớc, nói đến công vụ là

nghĩa quan trọng nhƣ vậy, bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ.

Đặc biệt, trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, với tƣ cách là ngƣời đại diện của cơ quan hành chính nên khi bố trí, sử dụng cán bộ, công chức đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất và năng lực, có trình độ văn hoá, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gƣơng

mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, trung thực, không cơ hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong dân chủ, khoa học, thái độ lễ phép, tận tuỵ phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần nền hành chính nƣớc ta là nền hành chính phục vụ, dân chủ, minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. [11], [33]

Đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc cần thấm nhuần tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Do vậy, cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nƣớc cần thƣờng xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, đoàn kết, khi giải quyết công việc với dân cần tôn trọng, lịch sự, tránh thái độ tự cao, tự đại. Mỗi cán bộ công chức cần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Cần gắn chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, vì họ chính là chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.

1.3.4. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ tác đồng tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Ngƣợc lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và kém hiệu quả sẽ có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động này của các chủ thể pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở những mặt sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng rất quan trọng đến lợiích và do đó, tác động đến tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện, lợi ích kinh tế đƣợc đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi tin tƣởng vào đƣờng lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nƣớc. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật đƣợc củng cố. Hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Cụ thể hơn, chủ thể vi phạm hành chính sẽ tự giác thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Thứ hai, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần đƣợc cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nƣớc, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phƣơng tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến đƣợc với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiên pháp luật của các chủ thể mang tính tích cực, tự giác. Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không đƣợc đảm bảo, đời sống của cán bộ công chức và nhân dân gặp khó khăn thì tƣ tƣởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý tƣởng cho sự xuất hiện các loại hành vi đi ngƣợc lại với giá trị, chuẩn mực pháp luật nhƣ tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, viên chức nhà nƣớc. Nhƣ vậy, khi có xảy ra vi phạm hành chính, vì một lợi ích nào đó mà có thể những hành vi sai phạm lại không bị xử lý nghiêm minh, trật tự xã hội không đƣợc bảo đảm và đặc biệt pháp luật mất đi giá trị vốn có của nó.

Xem xét ở một khía cạnh khác, ta có thể hiểu yếu tố kinh tế ở đây là chỉ những điều kiện vật chất khác nhƣ: phƣơng tiện kỹ thuật, công cụ,… để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính . Thực tế chứng minh rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực tiễn; một đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực cũng nhƣ trách nhiệm là vô cùng cần thiết, nhƣng đôi khi trong quá trình thực hiện còn phải đòi hỏi một nguồn chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật.

Tiểu kết chƣơng 1

Thông qua cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, có thể thấy: vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là một hoạt động phức tạp với nhiều nhóm hành vi vi phạm hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính nói chung, và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định; đúng thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc vƣợt quyền trong thực thi công vụ. Trong khi thực hiện hoạt động này, hình thức xử phát chủ yếu đƣợc áp dụng là phạt tiền và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc pháp luật quy định.

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là công tác còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhƣng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì kỉ cƣơng, trật tự trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng, đảm bảo cho hoạt động xây dựng đƣợc diễn ra nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Muốn thực hiện tốt điều này, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ những vấn đề lý luận chung trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Đây là cơ sở, là căn cứ khoa học hết sức quan trọng để trên cơ sở đó chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị một cách khoa học, logic. Qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt về lĩnh vực này trong thực tiễn một cách hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung

2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quận Cầu Giấy có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các nghành thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng cơ bản. Dịch vụ - thƣơng mại là ngành có giá trị gia tăng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng chung của kinh tế Quận, trong 05 năm qua, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân là 95,25%. Sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có tốc độ tăng của giá trị tăng thêm là 30,75%, chú trọng phát triển công nghiệp theo hƣớng có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao. Ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm mạnh còn 0,09% trong tổng số giá trị các ngành kinh tế toàn quận. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với đặc điểm và yêu cầu của kinh tế xã hội của một Quận đang phát triển.[15], [16], [17]

Bảng2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngành Nông nghiệp 1029 958 0 0 0 0 Ngành Công 298.150 318.816 391.865 449.677 492.663 854.710 nghiệp, XD cơ bản Ngành Thƣơng mại, 400.105 459.394 590.833 618.676 662.808 1.925.457 dịch vụ

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quận không những tác động đến tốc độ kinh tế của quận Cầu Giấy mà còn ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế của toàn Thành phố. Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây Thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng. Trong những năm qua quận Cầu Giấy đã tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, làm cơ sở để phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến đƣờng lớn, quan trọng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ tuyến đƣờng Vành đai 2,5, đƣờng Bảo tàng dân tộc học-Yên Hòa-Phú Đô, đƣờng Lê Đức Thọ kéo dài, đƣờng Trần Quốc Hoàn... Tổng diện tích đất sử dụng làm mục đích giao thông trên địa bàn Quận là 210,39ha, đạt tỷ lệ đất

dành cho giao thông 12%.

- Về hệ thống cấp nƣớc: Nhà máy nƣớc đầu tiên và duy nhất của Thành phố đƣợc xây dựng trên địa bàn quận là nhà máy nƣớc Mai Dịch. Đến nay trong tổng số 18 giếng khoan đang hoạt động của nhà máy nƣớc Mai Dịch có 14 giếng nằm trong địa bàn quận. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn nƣớc ngầm bị suy giảm nên nhà máy nƣớc Mai Dịch không vận hành đủ công suất thiết kế (công suất chỉ đạt 50000 m3/ngày). Bên cạnh đó có hệ thống cung cấp nƣớc của nguồn nƣớc Sông Đà đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của nhân dân trên địa bàn quận. Hiện nay Xí nghiệp kinh doanh nƣớc sạch Cầu Giấy đang cấp nƣớc sạch cho 100% hộ dân,lƣợng tiêu thụ 1.136.265m3/tháng đạt 185lít/ngƣời/ngày.

- Hệ thống cấp điện và thông tin bƣu điện đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ và đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại của dân số trên địa bàn. Hiện nay Điện lực Cầu Giấy đã tiếp nhận quản lý và bán điện trực tiếp cho 57.069 hộ dân, công suất tiêu thụ 335.587.000KW/h, cung cấp điện ổn định không để xảy ra sự cố. - Hệ thống thoát nƣớc của quận còn nhiều bất cập vì là hệ thống thoát nƣớc chung giữa nƣớc mƣa và nƣớc thải sinh hoạt với hệ thống tiêu thuỷ

nông. Các khu vực xây dựng mới (các khu đô thị mới) thƣờng có hệ thống thoát nƣớc đồng bộ, hoàn chỉnh và cốt cao độ cao hơn so với khu vực dân cƣ cũ có hệ thống thoát nƣớc còn nhỏ hẹp, chắp vá thiếu đồng bộ, gây ra tình trạng úng ngập cục bộ. Để giải quyết tình trạng trên trong những năm qua, quận Cầu Giấy đã tập trung đầu tƣ xây dựng mới và cảo tạo hệ thống đƣờng, thoát nƣớc ngõ xóm, duy tu, duy trì hệ thống thoát nƣớc đảm bảo đời sống dân sinh.

- Về hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trƣờng, quận đã làm tốt vấn đề này. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao với hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học các cấp đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Các phƣờng đề có trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ tốt đời sống dân sinh.

2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội

Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập 20 năm trên cơ sở tách từ Huyện Từ Liêm cũ, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204ha phân bổ trên địa bàn 08 phƣờng. Dân số hiện nay trên toàn quận khoảng 250.000 ngƣời.

Là một trong các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, thể hiện rõ nét nhất là tốc độ gia tăng dân số, khi thành lập dân số của quận là 82.990 ngƣời, đến nay dân số của quận khoảng hơn 25 vạn ngƣời. Khi đƣợc Thành phố công bố Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Cầu Giấy, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều chiếm 33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2005 diện tích đất nông nghiệp còn 7,28%, đến nay diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 3,96% và cũng không còn canh tác đƣợc mà năm trong quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội. Nhƣ vậy tốc độ phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch của Quận đã đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án và khu đô thị lớn của Trung ƣơng và Thành phố đã và đang đƣợc triển khai xây dựng.

Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đời sống nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt nên nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng cao. Việc các hộ gia đình tự cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà ở mới gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ngoài các công trình nhỏ lẻ của nhà dân là những công trình khu chung cƣ và khu đô thị mới đang đƣợc xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn quận chỉ có 2 khu tập thể cũ là Nghĩa Tân và Mai Dịch, đến nay nhiều khu chung cƣ và Khu đô thị đã đƣợc hình thành nhƣ:

- Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính. - Khu đô thị mới Trung Yên.

- Khu đô thị Yên Hoà.

- Khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng.

- Dự án Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hƣng. - Dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy.

- Khu tái định cƣ Nam Trung Yên ...[20, tr.2]

Dựa vào bảng biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng, chúng ta có thể thấy rõ sự biến động này:

Bảng 2.2: Biến động diện tích đất của Quận Cầu Giấy giai đoạn năm 2005-2016 Đơn vị: Ha

Diện tích

So với năm 2005 So với năm 2010

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã

năm 2016

Diện tích Tăng(+) Diện tích Tăng(+) năm 2005 giảm(-) năm 2010 giảm(-)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (7) (8) =

Tổng diện tích tự nhiên 1202.98 1202.98 1202.98

1 Đất nông nghiệp NNP 67.54 82.88 -15.34 69.16 -1.62

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 56.87 64.03 -7.16 58.49 -1.62

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 55.60 62.76 -7.16 57.22 -1.62

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 21.52 31.85 -10.33 21.52

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 34.08 30.91 3.17 35.70 -1.62

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.27 1.27 1.27

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6.71 14.89 -8.18 6.71

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 3.96 3.96 3.96

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1126.78 1111.44 15.34 1125.16 1.62

2.1 Đất ở OTC 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96

2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96

2.2 Đất chuyên dùng CDG 588.01 574.08 13.93 587.07 0.94

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự CTS 70.92 67.21 3.71 70.06 0.86

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 46.40 46.40 46.40

2.2.3 Đất an ninh CAN 2.62 2.62 2.62

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 69.81 70.01 -0.20 70.01 -0.20

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 398.26 387.84 10.42 397.98 0.28

3 Đất chƣa sử dụng CSD 8.66 8.66 8.66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 38)