Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 97 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

Thứ nhất, thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản trên địa bàn. Đối với các văn bản đã hết hiệu lực cần phải hủy bỏ. Đồng thời, cần phải có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật, Nghị định, Thông tƣ của cơ quan nhà nƣớc cấp trên cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể nhƣ về hệ thống quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2 đã có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trƣớc tình trạng một số tổ chức cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, lẩn tránh trách

nhiệm, tác giả cho rằng cần phải bổ sung một số quy định và nâng mức xử phạt của một số quy định nhằm tăng hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể:

- Kiến nghị tăng mức xử phạt quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhƣng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ) tăng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng lên thành từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Dễ nhận thấy rằng những hành vi này dễ gây thiệt hại, nguy hiểm cho ngƣời xung quanh, tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trƣờng, và cũng dễ bị phát hiện. Trong thời gian qua, những hành vi vi phạm thuộc nhóm này tại quận Cầu Giấy xảy ra thƣờng xuyên nhƣng thƣờng chỉ áp dụng biện pháp nhắc nhở, chính việc xử lý chƣa nghiêm khiến cho tình trạng này vẫn thƣờng xuyên xảy ra.

- Kiến nghị bổ sung quy định xử phạt đối với các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng để vật liệu xây dựng trên vỉa hè không đúng quy định; mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Kiến nghị bổng sung Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP cần quy định cụ thể cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền định giá, xác định “giá trị phần xây dựng sai phép” của công trình. [39], [40], [41]

Thứ hai, UBND quận thành lập Tổ công tác liên ngành thƣờng xuyên đi kiểm tra các công trình xây dựng (1 tuần/ 1 lần), trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi pham sẽ trực tiếp liên hệ với UBND các phƣờng, Đội Thanh tra xây dựng để kịp thời xử lý vi phạm.

Tập trung giải quyết đơn thƣ khiếu nại của nhân dân, về trật tự xây dựng, không để các vụ việc tồn đọng gây bức xúc trong khu dân cƣ, tổ dân phố, không để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa lực lƣợng Đội Thanh tra xây dựng quận với UBND các phƣờng: thƣờng xuyên kiểm tra các trƣờng hợp xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là đối với dự án đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, các dự án độc lập trên địa bàn quận; phát hiện và tham mƣu xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng; không để tình trạng phản ánh của báo chí gây bức xúc dƣ luận.

Thứ ba, thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, cử cán bộ chuyên môn đi học các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng để tham mƣu xử phạt đúng thẩm quyền, trách nhiệm, nghiêm minh và kịp thời. Đồng thời, cần định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác này trên địa bàn quận Cầu Giấy, kịp thời động viên khen thƣởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt. Đặc biệt, cần thƣờng xuyên tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong quản lý xây dựng nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những nguyên nhân tồn tại, vƣớng mắc đã đƣợc đề cập ở chƣơng 2 và phƣơng hƣớng nêu ở chƣơng 3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà về trật tự xây dựng nói chung và đặc biệt là hoạt động xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.

Các giải pháp ở chƣơng 3 nhằm hƣớng đến giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, rà soát đảm bảo tính đồng bộ của phát luật trong xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng, tạo cơ sở cho việc xác định vi phạm và xử lý nghiêm minh

Thứ hai, tuyên truyền chính sách pháp luật trong xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đô thị .

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất cho cán bộ chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đô thị.

Thứ tư,tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.

Ngoài ra còn đề xuất một số giải pháp bổ sung một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, nhằm nâng cao tính răn đe.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị luôn là vấn đề nóng đối với các địa phƣơng, các cấp, các ngành trong quá trình đô thị hóa. Để hoạt động xây dựng đi vào nề nếp, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trƣớc mắt cần tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Thực hiện tốt đƣợc vấn đề này sẽ góp phần giảm hệ lụy đáng kể do cá hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra, lập lại kỷ cƣơng hành chính.

KẾT LUẬN

Thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cùng với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, Quận Cầu Giấy có tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng. Các khu đô thị không chỉ phát triển về quy mô, diện tích mà còn đƣợc nâng cao về chất lƣợng các công trình hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, từng bƣớc hình thành hệ thống các khu đô thị hiện đại, văn minh, bên cạnh sự phát triển của các khu vực dân cƣ. Quá trình phát trển đô thị đang đặt ra yêu cầu rất lớn về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Trong những năm qua chính quyền Quận Cầu Giấy đã có nhiều cố gắng trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo đúng các mục tiêu, nhiệm vụ và quy hoạch đề ra. Công tác quản lý xây dựng đã đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt khó khăn, tồn tại cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của Quận.

Từ những năm đầu thành lập Quận, công tác quản lý xây dựng đô thị còn bị buông lỏng, số lƣợng hồ sơ xin phép xây dựng rất ít. Đến nay qua quá trình phát triển; tổ chức, bộ máy các cơ quan chức năng đƣợc kiện toàn, củng cố; đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ; thêm vào đó thẩm quyền đƣợc phân cấp ngày càng nhiều nên công tác xây dựng, phát triển và quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng của Quận đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Số lƣợng Giấy phép xây dựng đƣợc cấp ngày càng nhiều, tỷ lệ kiểm soát công trình xây dựng ngày càng tăng cao.

Nội dung luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đã đƣa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng đô thị trong giai đoạn tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII;

2. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;

3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư liên tịch 04/2009/TT-BXD ngày 10/4/2009 thi hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh, bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;

4. Bộ Xây dựng (2012), Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số

64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng; 5. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007

chủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng;

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 15/02/2013 về tổ chức hoạt động Thanh tra ngành xây dựng;

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây

dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; 11. Nguyễn Thanh Hải (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật Hành Chính, Học viện Khoa học xã hội;

12. Nguyễn Kim Hoàng (2009), Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia;

13. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

14. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;

15. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2005), Báo cáo về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;

16. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2010), Báo cáotình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;

17. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2016), Báo cáotình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;

18. Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng hợp cán bộ, công nhân, viên chức lao động tại Phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy năm 2016; 19. Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng hợp nhân sự Thanh tra xây dựng quận Tây Hồ giai đoạn 2013 – 2016;

20. Phòng Tài nguyên môi trƣờng quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo về tình hình biến động đất của Quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2016;

21. Phòng Thanh tra quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo số vụ vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2011 – 2016;

22. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012;

23. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013;

24. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;

25. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;

26. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016;

27. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017;

28. Quận ủy Cầu Giấy (2008), Thông tri số 22-TT/QU về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, khai thác các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, thực hiện nếp sống văn minh đô thị theo quy định của pháp luật trên địa bàn quận Cầu Giấy;

29. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính;

30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

31. Quốc hội (2014), Luật xây dựng;

32. Quốc hội (2015), Luật Quy hoạch đô thị;

33. Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội;

34. Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy, Báo cáo tổng kết các năm; 35. Thành ủy (2010), Nghị quyết 06-NQ/Th.U, ngày 18/02/2010 về tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý đô thị;

36. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn;

37. UBND quận Cầu Giấy (2010), Kế hoạch số 09/KH-UBND, ngày 18/12/2010 cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 06, Chương trình 09 của Quận Ủy, chỉ đạo UBND các phường, các phòng ban chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị;

38. UBND quận Cầu Giấy (2011), Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2011;

39. UBND quận Cầu Giấy (2013), Báo cáo số 260/BC-UBND của về kết quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2013;

40. UBND quận Cầu Giấy (2014), Báo cáo số 198/BC-UBND về kết quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2014;

41. UBND quận Cầu Giấy(2015), Báo cáo số 188/BC-UBND về kết quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2015;

42. UBND quận Cầu Giấy (2015), Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 214/QĐ-XPVPHC năm 2015 đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy đối với hành vi Cản trở chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

43. UBND quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo số208/BC-UBND về kết quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2016;

44. UBND quận Cầu Giấy (2017), Báo cáo số254/BC-UBND về kết quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2017;

45. UBND Thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 99/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND Thành phố Hà Nội Kiện toàn, củng cố về tổ chức

Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hà Nội;

46. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

47. Nguyễn Ngọc Vân (2013), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia;

48. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật. Những vấn đề cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 97 - 107)