2. Thực trạng pháp luật thực hiện về công chứng trên địa bàn thành phố
2.2.2. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật công chứng về Công chứng
viên
Về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, thời gian công tác pháp luật để được bổ nhiệm công chứng viên hiện rất mơ hồ, chưa có quy định hướng dẫn xác định thời gian công tác pháp luật là như thế nào để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện. Những vị trí, công việc nào được xem là làm công tác pháp luật đến nay vẫn chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể. Chẳng hạn, thời gian làm Kế toán doanh nghiệp hay Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp, nhân viên của văn phòng luật sư có được xem là thời gian công tác pháp luật không?... Điều này dẫn đến sự dễ dãi trong việc xét duyệt tiêu chí về thời gian công tác pháp luật của ứng viên đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Vì vậy, tình trạng Công chứng viên không nắm được những nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng pháp luật, không biết vận dụng quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ việc cần công chứng.... vẫn còn xảy ra.
Mặt khác, quy định về thời hạn công tác pháp luật (05 năm) cũng gây khó khăn cho việc phát triển nguồn Công chứng viên. Vì để được bổ nhiệm Công chứng viên thì ứng viên phải mất một khoảng thời gian quá dài, khoảng 08 năm kể từ khi tốt nghiệp cử nhân luật. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc
chuyển đổi mô hình Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên thành lập sang Văn phòng công chứng do 02 công chứng thành lập theo Luật Công chứng 2014 không thực hiện được tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước thời gian qua do không có nguồn công chứng viên. Dẫn đến tình trạng nhiều công chứng viên (được miễn đào tạo nghề công chứng) yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề nhưng vẫn phải được các Văn phòng công chứng sử dụng để đảm bảo yêu cầu về nhân sự của Văn phòng công chứng (có 02 công chứng viên hợp danh) theo quy định của Luật Công chứng 2014.
Về việc đào tạo công chứng viên: Hiện nay, Học viện Tư pháp là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo về nghiệp vụ công chứng, tuy nhiên, vẫn chưa có Khoa đào tạo công chứng viên, phụ trách đào tạo nghiệp vụ công chứng là Khoa đào tạo chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác. Đội ngũ giảng viên hạn chế, gồm ba nhóm: nhóm giảng viên cơ có trình độ Thạc sĩ, chưa qua thực tiễn hành nghề công chứng (giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp), nhóm giảng viên có trình độ lý luận cao, làm công tác quản lý nhà nước về công chứng nhưng chưa hoạt động thực tiễn hành nghề công chứng (cán bộ của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp) và nhóm giảng viên hoạt động thực tiễn nhưng trình độ lý luận chưa cao (là công chứng viên các tổ chức hành nghề công chứng, đa số có trình độ thạc sĩ). Trong đó, nhóm giảng viên của Học viện Tư pháp có số lượng rất ít, nhóm giảng viên còn lại được giảng dạy theo chế độ cộng tác viên, do đó độ ổn định không cao, lớp học hay phải nghỉ do giảng viên vướng lịch công tác, nhóm giảng viên của Bộ Tư pháp tuy có trình độ cao nhưng do chưa hoạt động thực tiễn nên hạn chế trong việc hướng dẫn học viên giải quyết tình huống, dẫn tới tình trạng giải quyết tình huống đúng quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn.
Về hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên, gồm có 07 loại giấy tờ nhưng không có giấy tờ thể hiện các thông tin liên quan đến việc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật của công dân, cán bộ, công chức, viên chức. Do
đó, không thể xác định được người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên có thuộc trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên do đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật hay không. Để biết được thông tin này, Sở Tư pháp buộc phải thực hiện thêm khâu xác minh thông tin liên quan đến hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên của người đề nghị bổ nhiệm. Việc này làm mất rất nhiều thời gian do thủ tục phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan.
Về kỹ năng của Công chứng viên: Trong khi công chứng hợp đồng, giao dịch, ngoài việc xác minh tính có thật của giấy tờ, tài sản, tài sản không bị tranh chấp, chưa thực hiện các giao dịch khác làm hạn chế quyền của người chủ sở hữu, sử dụng, công chứng viên còn có trách nhiệm giải thích ý nghĩa của hợp đồng, giao dịch, hướng dẫn các bên ký kết hợp đồng, giao dịch..., do đó, đòi hỏi công chứng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng trình tự, thủ tục nhuần nhuyễn, thuần thục với độ chính xác cao.
Số lượng người tham gia một hợp đồng, giao dịch cũng là một yếu tố gây áp lực, tác động đến hành vi công chứng của công chứng viên, càng đông người tham gia hợp đồng, giao dịch, áp lực càng lớn. Một hợp đồng, giao dịch thường có sự tham gia giao kết của tối thiểu là 02 người, có những trường hợp có đến hơn chục người tham gia hợp đồng, giao dịch như các hợp đồng, giao dịch liên quan đến hộ gia đình, liên quan đến di sản thừa kế. Với số lượng người như vậy cùng tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch, sẽ gây áp lực đối với công chứng viên trong việc công chứng, bảo đảm tính chính xác của hợp đồng, giao dịch.
Trong cùng một thời điểm, một Công chứng viên phải đồng thời tiếp nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn và công chứng các loại hợp đồng, giao dịch khác nhau (hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, di chúc) với nhiều người yêu cầu công chứng khác nhau, với những trình tự, thủ tục
chặt chẽ do luật định trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí có thể tiếp