Việc hoàn thiện thực hiện pháp luật về công chứng đối sẽ đảm bảo cho việc thực hiện chức năng của công chứng, góp phần cải cách hành chính, cải cách tư pháp; khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng, hạn chế các tiêu cực đối với lĩnh vực công chứng nói chung, các tổ chức hành nghề công chứng nói riêng, đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thực hiện pháp luật về công chứng sẽ đảm bảo cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phục vụ và bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích của công dân. Đồng thời, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý công chứng nói riêng, bảo đảm cho pháp luật về công chứng nói chung, quản lý tổ chức hành nghề công chứng nói riêng được đầy đủ, toàn diện, thống nhất và mang tính khả thi cao.
Ngoài ra, việc hoàn thiện thực hiện pháp luật về công chứng không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đang xảy ra mà còn góp phần nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng; đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả đối với quá trình hoạt động hành nghề của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng; cải thiện chất lượng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho công chứng viên; đảm bảo cho các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động lành
mạnh, đi vào nề nếp, phát triển đúng đúng định hướng, mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.