2. Hoàn thiện pháp luật về công chứng
2.2.1. Bảo đảm về quy định đối với công chứng viên và Tiêu chuẩn công
chứng viên
Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần có quy định cụ thể về thời gian công tác pháp luật, nhất là đối với những người làm công tác pháp luật tại các
cơ quan, đơn vị có quy mô nhỏ, khối lượng công việc không lớn nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên.
So với Luật Công chứng số cũ, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã nâng thời gian đào tạo nghề công chứng từ 06 tháng lên 12 tháng. Công chứng là một nghề chuyên sâu, thay mặt Nhà nước thực hiện dịch vụ công, đòi hỏi sự hiểu biết vừa chi tiết, vừa toàn diện, đồng thời người hành nghề công chứng phải có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Công chứng viên không chỉ thực hiện việc công chứng mà còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, việc kéo dài thời gian đào tạo nghề công chứng như quy định trong Luật là nhằm khắc phục khiếm khuyết trong công tác đào tạo thời gian qua, nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động công chứng.
Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi, Bộ Tư pháp cần sớm ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển cơ sở đào tạo nghề công chứng nói chung và Học viện Tư pháp nói riêng, khuyến khích, thu hút các công chứng viên có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy cơ hữu tại các cơ sở đào tạo nghề, hạn chế tối đa các giảng viên không có kinh nghiệm thực tiễn nghề công chứng tham gia giảng dạy.
Ngoài ra, việc đào tạo nghề công chứng cần được tính toán, cân nhắc trên cơ sở quy hoạch tổ chức hành công chứng của địa phương đã được phê duyệt. Các công chứng viên được bổ nhiệm sẽ không thể hành nghề nếu không gắn với một tổ chức hành nghề công chứng nhất định. Hà Nội hiện đang có số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên nhiều nhất cả nước, do đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phối hợp với Học viện Tư pháp để có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề phù hợp, tránh trường hợp người được đào tạo nghề, được bổ nhiệm công chứng viên nhưng lại không được hành nghề, gây lãng phí công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức.