Nội dung thực hiện pháp luật công chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Các quy phạm pháp luật về công chứng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nội dung rất rộng, liên quan đến tất cả các mặt của lĩnh vực công chứng. Tuy vậy, có thể khái quát nội dung thực hiện pháp luật công chứng trên bốn vấn đề chủ yếu: thực hiện quy định của pháp luật về công chứng viên; thực hiện quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục công chứng.

Thực hiện quy định của pháp luật về công chứng viên là việc thực hiện các quy định từ Điều 08 đến Điều 17 trong Chương II của Luật Công chứng

số 53/2014/QH13, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, đào tạo nghề công chứng, người được miễn đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên, những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên, miễn nhiệm công chứng viên, tạm đình chỉ hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên.

Thực hiện quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng là việc thực hiện các quy định từ Điều 18 đến Điều 33 trong Chương III của Luật Công chứng số 53/2014/QH13, bao gồm các quy định về hình thức tổ chức hành nghề công chứng, phòng công chứng, thành lập phòng công chứng, văn phòng công chứng, thành lập và đăng ký hoạt động phòng công chứng, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng, quyền của tổ chức hành nghề công chứng, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, giải thể phòng công chứng, chấm dứt hoạt động văn phòng công chứng.

Thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục công chứng là việcthực hiện các quy định từ Điều 40 đến Điều 61 trong Chương IV của Luật Công chứng số 53/2014/QH13, bao gồm các quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn, công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản, thời hạn công chứng, địa điểm công chứng, chữ viết trong văn bản công chứng, ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng, sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng, công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, người được đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, phạm vi áp dụng, công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, công chứng di chúc, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng

văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản, nhận lưu giữ di chúc.

Thực hiện quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về công chứng là việc thực hiện các quy định trong Điều 69 và Điều 70 trong Chương VIII của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 bao gồm trách nhiệm, các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh là những cơ quan khác tham gia quản lý nhà nước về công chứng với những trách nhiệm nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)