Hình thức xử phạt chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Hình thức xử phạt chính

Theo quy định tại Luật XLVPHC năm 2012 Điều 21 khoản 1, với mỗi hành vi VPHC nói chung, ngƣời vi phạm chỉ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo; phạt tiền; tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật VPHC, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để VPHC (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện VPHC); trục xuất (buộc ngƣời nƣớc ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Tuy nhiên, với mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo; phạt tiền; tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe.

1.3.1.1. Cảnh cáo

Cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất trong các hình thức XPVPHC, ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời vi phạm, chƣa tƣớc đoạt hoặc hạn chế lợi ích về vật chất, chủ yếu mang tính chất giáo dục ý thức pháp luật. Cảnh cáo đƣợc quy định không nhiều cho các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB, đƣợc áp dụng trong hai trƣờng hợp:

- Đối với mọi hành vi VPHC do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến

dƣới 16 tuổi thực hiện do lỗi cố ý. Chẳng hạn, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và đƣờng sắt, Điều

21, khoản 1 có quy định: “Ph t cả gười từ ủ14 tuổ ế dưới 16 tuổi u khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả e n) và các lo e tươ g tự xe môtô hoặ u khiển xe ôtô, máy kéo và các lo e tươ g tự xe ôtô”.

- Đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Chẳng hạn,

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, Điều 8, khoản 1 có quy định:

các hành vi vi ph sau â : k ô g ê ải theo chi u ủa ì , k ô g ú g ầ ườ g u ịnh; ừ g e ột ngột; chuyể ướng không báo hi u trước;…”; Điều 20, khoản 1: “Cảnh cáo hoặc ph t ti n từ 50.000 ồ g ến 100.000 ồ g ối vớ v u khiể e k ô g ứng yêu cầu v v sinh

ưu t ô g tr g ô t ị” [9];

1.3.1.2. Phạt tiền

Đây là hình thức xử phạt phổ biến nhất đƣợc áp dụng với hầu hết các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Phạt tiền là việc tƣớc của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung vào ngân sách nhà nƣớc.

Luật XLVPHC năm 2012, Điều 23 khoản 1 và khoản 4 quy định: “Mức ph t ti n trong x ph t vi ph m hành chính từ 50.000 ồ g ến 1.000.000.000 ồ g ối với cá nhân, từ 100.000 ồ g ế 2.000.000.000 ồ g ối với tổ chức, trừ trường hợ u ịnh t i khoả 3 u 24 của Lu t này.

ối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộ tru g ươ g t ì ức ph t ti n có thể a ơ , ư g tố a k ô g u 02 ần mức ph t chung áp dụ g ối với cùng hành vi vi ph tr g ĩ vự g a t ô g ường bộ; bảo v ô trường; an ninh tr t tự, an toàn xã hội.

Mức ti n ph t cụ thể ối với một hành vi vi ph m hành chính là mức trung bình của khung ti n ph t ượ u ối vớ v ó; ếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức ti n ph t có thể giảm xuố g ư g k ô g ược giảm quá mức tối thiểu của khung ti n ph t; nếu có tình tiết tă g ặng thì mức ti n ph t có thể tă g ê ư g k ô g ượ vượt quá mức ti n ph t tố a ủa khung ti n ph t” [30].

Đồng thời, Luật XLVPHC năm 2012, Điều 24 khoản 1 điểm b quy định mức tiền phạt tối đa áp dụng cho một hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB do cá nhân thực hiện là 40.000.000 đồng; có nghĩa là mức phạt tối đa dành cho tổ chức là 80.000.000 đồng.

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và đƣờng sắt cụ thể hóa Luật XLVPHC năm 2012, đã quy định các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB bị phạt tiền thấp nhất áp dụng cho cá nhân là 50.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng; cho tổ chức thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 80 triệu đồng. Chẳng hạn, Điều 18, khoản 1: “Cảnh cáo hoặc ph t ti n từ 50.000 ồ g ế 60.000 ồ g ối vớ v u khiển

e k ô g ó ă g ký, k ô g gắn biển số ( ối với lo e ó u ịnh phả ă g ký và gắn biển số)”; Điều 30, khoản 6: “Ph t ti n từ 1.000.000 ồ g ến 2.000.000 ồng trên mỗ gườ vượt u u ược phép chở của ươ g ti ư g tổng mức ph t ti n tố a k ô g vượt u 40.000.000 ồ g ối với chủ ươ g t n là cá nhân, từ 2.000.000 ồ g ế 4.000.000 ồng trên mỗi gườ vượt u u ược phép chở của ươ g t ư g tổng mức ph t ti n tố a k ô g vượt quá 80.000.000 ồ g ối với chủ ươ g t n là tổ chức

g a ươ g t n hoặ gườ ô g, gườ i di u khiển

ươ g t n thực hi n hành vi vi ph u ịnh t i Khoả 4 u 23 Nghị ịnh này hoặc trực tiế u khiể ươ g t n thực hi n hành vi vi ph u ịnh t i Khoả 4 u 23 Nghị ịnh này” [9];

1.3.1.3. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn

Tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là thu hồi giấy phép lái xe của ngƣời VPHC trong lĩnh vực GTĐB, khi hết thời hạn thu hồi, giấy phép lái xe sẽ đƣợc trả lại cho ngƣời vi phạm. Đây là một hình thức xử phạt nghiêm khắc đƣợc áp dụng đối với ngƣời VPHC.

Tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe ít khi đƣợc áp dụng là hình thức xử phạt chính mà chủ yếu đƣợc áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt bổ sung. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và đƣờng sắt, Điều 5, khoản 11 chỉ quy định tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính đối với hành vi điều khiển xe trên

đƣờng mà trong cơ thể có chất ma túy: “Tước quy n s dụng Giấy phép lái xe từ

22 t g ế 24 t g (tr g trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc ph t ti n từ 16.000.000 ồ g ến 18.000.000 ồ g (tr g trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặ ó ư g a g ị tước quy n s dụng Giấy phép lái e) ối với

gườ u khiển xe trê ườ g tr g ơ t ể có chất ma túy” [9].

1.3.2. Hình thức xử phạt b sung

Hình thức xử phạt bổ sung đƣợc Luật XLVPHC năm 2012, Điều 21 khoản 1 quy định, bao gồm: tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính); trục xuất.

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và đƣờng sắt cụ thể hóa các hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng cho hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB với hai hình thức là tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phƣơng tiện VPHC.

1.3.2.1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Đây là biện pháp xử phạt bổ sung phổ biến nhất đƣợc quy định áp dụng cho các hành vi VPHC.

* Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể bị tước quyền có thời hạn của

XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB đƣợc Nghị định số 46/2016/NĐ-CP liệt kê gồm:

+ Tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 5, khoản 12, điểm b, c, d, đ; Điều 17, khoản 5, điểm c; Điều 20, khoản 5; Điều 24, khoản 9, điểm a, b, c;...).

+ Tƣớc quyền sử dụng chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về GTĐB khi điều khiển xe máy chuyên dùng với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 04 tháng (Điều 7, khoản 9, điểm a; Điều 19, khoản 3, điểm b;...).

+ Tƣớc quyền sử dụng giấy phép thi công với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 13, khoản 5).

+ Tƣớc quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 28, khoản 6, điểm a).

+ Tƣớc quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 28, khoản 6, điểm b).

+ Tƣớc quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn k thuật và bảo vệ môi trƣờng và Tem kiểm định của phƣơng tiện thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 30, khoản 14, điểm h, i).

+ Tƣớc quyền sử dụng Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 04 tháng (Điều 37, khoản 8, điểm c, d).

+ Tƣớc quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên với thời hạn thấp nhất là 1 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 38, khoản 4, điểm a).

+ Tƣớc quyền sử dụng Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 38, khoản 4, điểm b).

* Đình chỉ hoạt động có thời hạn của XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB đƣợc Nghị định số 46/2016/NĐ-CP liệt kê gồm:

+ Đình chỉ thi công hoặc tƣớc quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 03 tháng (Điều 13, khoản 5).

+ Đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng với thời hạn thấp nhất là 01 tháng, cao nhất là 04 tháng (Điều 37, khoản 8, điểm a, b).

1.3.2.2. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính là sung vào ngân sách nhà nƣớc vật, tiền, hàng hóa, phƣơng tiện đƣợc cá nhân, tổ chức sử dụng để VPHC. Những tang vật, phƣơng tiện có thể bị tịch thu khi XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB đƣợc Nghị định số 46/2016/NĐ-CP liệt kê gồm:

- Tịch thu phƣơng tiện: xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác vi phạm quy tắc GTĐB (Điều 8, khoản 6); xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại

xe tƣơng tự xe môtô và các loại xe tƣơng tự xe gắn máy (Điều 17, khoản 5, khoản d); xe ôtô (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc đƣợc kéo theo) và các loại xe tƣơng tự xe ôtô (Điều 16, khoản 6, khoản d); máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điều 19, khoản 3, khoản a).

- Tịch thu thiết bị phát tín hiệu ƣu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định (Điều 5, khoản 12, điểm a; Điều 6, khoản 12, điểm a).

- Tịch thu đèn lắp thêm, còi vƣợt quá âm lƣợng (Điều 16, khoản 6, khoản

b).

- Tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lƣu thông mang theo trên xe chở khách (Điều 32, khoản 3).

- Tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn k thuật và bảo vệ môi trƣờng, Giấy đăng ký xe, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc

không đúng quy định (Điều 16, khoản 6, khoản c; Điều 17, khoản 5, khoản b); Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa (Điều 21, khoản 8); phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp (Điều 23, khoản 8, khoản c; Điều 24, khoản 9, điểm d); biển số, phƣơng tiện sản xuất, lắp ráp trái phép (Điều 29, khoản 3); tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo để đƣợc học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về giao thông đƣờng bộ (Điều 37, khoản 8, điểm đ).

1.3.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Điều 4 khoản 1 nêu các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do VPHC gây ra; buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phƣơng tiện; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc quy định tại Chƣơng II của Nghị định này.

Có thể thấy, các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc quy định tại

Chƣơng II của Nghị định 46/2016/NĐ-CP khá phong phú, phù hợp với đặc thù của hậu quả do VPHC trong lĩnh vực GTĐB gây ra: buộc phải dỡ phần hàng hóa vƣợt quá giới hạn hoặc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định; buộc phải tháo dỡ các vật che khuất báo hiệu đƣờng bộ; thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác; buộc phải dỡ bỏ các biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tƣ, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng; buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đƣờng bộ theo đúng thiết kế đã đƣợc phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn k thuật; buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hƣ hỏng, khắc phục các hƣ hỏng của công trình đƣờng bộ; buộc phải lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn k thuật, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định; buộc phải khôi phục lại tính năng k thuật của thiết bị, lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn k thuật; buộc phải lắp còi có âm lƣợng đúng quy chuẩn k thuật; buộc phải bố trí phƣơng tiện khác để chở số hành khách vƣợt quá quy định đƣợc phép chở của phƣơng tiện; buộc phải niêm yết, cung cấp đầy đủ các thông tin, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tập huấn

nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, lắp đặt hộp đèn “TAXI”, đồng hồ tính tiền cƣớc, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định; buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; lắp đúng loại kính an toàn theo quy định; buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thƣớc, tình trạng an toàn k thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trƣớc khi đƣa phƣơng tiện ra tham gia giao thông; buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lƣợng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn k thuật và bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành trƣớc khi đƣa phƣơng tiện ra tham gia giao thông; buộc đƣa phƣơng tiện quay trở lại Khu kinh tế thƣơng mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế [9].

1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđƣờng bộ đƣờng bộ

1.4.1. Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Theo quy định của Luật XLVPHC và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB đƣợc xác định nhƣ sau:

* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 4.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để VPHC có giá trị không vƣợt quá mức xử phạt tiền 4.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 46/2016/NĐ- CP.

- Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời

hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để VPHC có giá trị không vƣợt quá 20.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 33)