Thủ tục xử phạt có lập biên bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 48)

7. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản

1.5.2.1. Trường hợp áp dụng

XPVPHC có lập biên bản đƣợc áp dụng đối với hành vi VPHC của cá nhân, tổ chức VPHC không thuộc trƣờng hợp áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản.

1.5.2.2. Trình tự, thủ tục xử phạt * Lập biên bản vi phạm hành chính:

- Thẩm quyền lập biên bản VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm: + Các chức danh có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB;

+ Công chức, viên chức đƣợc giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng GTĐB; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đƣờng bộ và hành lang an toàn GTĐB;

+ Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phƣơng;

+ Công chức thuộc Thanh tra Sở GTVT đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở GTVT;

+ Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đƣờng thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định về vận tải đƣờng bộ, dịch vụ hỗ

trợ vận tải đƣờng bộ khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ. - Nội dung của biên bản VPHC: ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ ngƣời lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của

ngƣời vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phƣơng tiện bị tạm giữ; lời khai của ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời

bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của ngƣời vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

- Biên bản VPHC phải đƣợc lập thành ít nhất 02 bản, phải đƣợc ngƣời lập biên bản và ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trƣờng hợp ngƣời

vi phạm không ký đƣợc thì điểm chỉ; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trƣờng hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những ngƣời đƣợc quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì

ngƣời lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản VPHC lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức VPHC 01 bản; trƣờng hợp VPHC không thuộc thẩm quyền hoặc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của ngƣời lập biên bản thì biên bản phải đƣợc chuyển ngay đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên VPHC thì biên bản còn đƣợc gửi cho cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó.

* Xem xét, xác minh:

- Khi xem xét ra quyết định XPVPHC, trong trƣờng hợp cần thiết ngƣời có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết:

+ Có hay không có VPHC;

+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC, lỗi, nhân thân của cá nhân VPHC;

+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

+ Tính chất, mức độ thiệt hại do VPHC gây ra;

+ Trƣờng hợp không ra quyết định XPVPHC theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật XLVPHC;

+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. - Tạm giữ phƣơng tiện, giấy tờ có liên quan đến ngƣời điều khiển và

phƣơng tiện vi phạm:

Để ngăn chặn ngay VPHC, ngƣời có thẩm quyền xử phạt đƣợc phép tạm giữ phƣơng tiện đến 07 ngày trƣớc khi ra quyết định xử phạt đối với những hành

vi vi phạm. Thời hạn tạm giữ có thể đƣợc kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhƣng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong

trƣờng hợp này, ngƣời có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày.

Để bảo đảm thi hành quyết định XPVPHC hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, ngƣời có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phƣơng tiện, giấy tờ có liên quan đến ngƣời điều khiển và phƣơng tiện VPHC trong lĩnh vực GTĐB.

* Ban hành quyết định xử phạt:

- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Ngƣời có thẩm quyền XPVPHC phải ra quyết định XPVPHC trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trƣờng hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trƣờng hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trƣờng hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trƣờng hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày.

- Quá thời hạn nêu trên, ngƣời có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhƣng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nƣớc hoặc tiêu hủy tang vật VPHC thuộc loại cấm lƣu hành.

Ngƣời có thẩm quyền XPVPHC nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Ra quyết định XPVPHC:

+ Trƣờng hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi VPHC.

+ Trƣờng hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi VPHC thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử

phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

+ Trƣờng hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt

để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trƣờng hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

- Nội dung quyết định XPVPHC, bao gồm: địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; biên bản VPHC, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); họ, tên, chức vụ của ngƣời ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của ngƣời vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi VPHC; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; điều, khoản của văn bản pháp luật đƣợc áp dụng; hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết

định XPVPHC; hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định XPVPHC, nơi nộp tiền phạt; họ tên, chữ ký của ngƣời ra quyết định XPVPHC; trách nhiệm thi hành quyết định XPVPHC và việc cƣỡng chế trong trƣờng hợp cá nhân, tổ chức bị XPVPHC không tự nguyện chấp hành.

Trƣờng hợp ban hành một quyết định XPVPHC chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

- Thời hiệu XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB: Khi ra quyết định xử phạt hành chính, ngƣời có thẩm quyền xử phạt cần chú ý đến thời hiệu XPVPHC

trong lĩnh vực GTĐB là 01 năm. Thời điểm để tính thời hiệu XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB đƣợc quy định nhƣ sau: đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với VPHC đang đƣợc thực hiện thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; trƣờng hợp XPVPHC đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu đƣợc áp dụng theo thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét đƣợc tính vào thời hiệu XPVPHC. Trong thời hạn đƣợc quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu XPVPHC đƣợc tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Thời hiệu xử phạt đƣợc tính từ ngày hành vi VPHC đƣợc thực hiện; nếu quá các thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhƣng ngƣời vi phạm vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

XPVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng ở Việt Nam là mối quan tâm đặc biệt không chỉ của Đảng, Nhà nƣớc, mà còn là mối quan tâm của nhân dân, tổ chức xã hội, bởi đây là lĩnh vực “động chạm” hàng ngày, nhiều nhất và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực GTĐB; tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế xã hội, và chi phối tâm lý, lợi ích của nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội.

Chƣơng 1 đã nêu và phân tích các khái niệm, đặc điểm về VPHC, XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB, đƣa ra các nhóm hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Những lý luận này soi rõ hơn cho công tác XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm tình hình địa bàn diễn ra hoạt động GTĐB, nhân lực và thẩm quyền xử phạt, qua đó đặt ra yêu cầu công tác XPVPHC nghiêm minh, chính xác và đặc biệt là yếu tố công khai, minh bạch trong xử lý vi phạm.

Để tạo thuận lợi cho công tác XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn quận 10, TP.HCM thuận lợi, là nền tảng cơ bản thúc đẩy công tác XPHC của lực lƣợng chức năng nhanh chóng, tránh những tiêu cực, nhũng nhiễu khi thi hành công vụ, việc nắm chắc, hiểu rõ Luật XLVPHC và hệ thống văn bản QPPL xử phạt vi phạm trong lĩnh vực GTĐB không chỉ giúp công tác XPVPHC hiệu quả hơn, mà còn tạo ra cơ chế để nhân dân giám sát, kiểm tra, giúp hiệu lực của pháp luật đƣợc nâng cao, đảm bảo công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực GTĐB chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong tình hình mới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận 10 là một trong những quận nội thành của TP.HCM, là một trong những trung tâm giao lƣu thƣơng mại, văn hóa xã hội, kết nối giao thông đô thị với mật độ cao, cũng là đầu tàu kinh tế trọng điểm của thành phố. Quận 10 có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nằm trên cao độ +2.00 (lấy theo hệ Mũi Nai), kết cấu địa tầng thuộc khối phù sa cổ, cƣờng độ chịu tải của đất là R³ 1,7 kg/cm2; khá phù hợp cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống GTĐB. Quận 10 có diện tích 571,81ha tƣơng đƣơng 6km2 nằm chếch về phía Tây nam thành phố, đƣợc chia thành 5 khu với tổng số 15 phƣờng lớn, nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa phƣờng lớn nhất (phƣờng 12) và phƣờng nhỏ nhất (phƣờng 3) là 119,14 ha tƣơng ứng 12,8 lần; phía Bắc giáp quận Tân Bình, giới hạn bởi đƣờng Bắc Hải; phía Nam giáp quận 5, giới hạn bởi đƣờng Hùng Vƣơng và đƣờng Nguyễn Chí Thanh; phía Đông giáp quận 3, giới hạn bởi đƣờng Cách mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ và đƣờng Lý Thái Tổ; phía Tây giáp quận 11, giới hạn bởi đƣờng Lý Thƣờng Kiệt [49]. Đây đều là những tuyến đƣờng chính lƣu thông qua lại giữa các quận trong thành phố, có lƣu lƣợng phƣơng tiện vô cùng lớn qua lại hàng ngày, cũng là những điểm nút giao thông thƣờng xuyên ùn tắc của TP.HCM.

Cần nói thêm một đặc điểm về khí hậu, bởi nó có tác động lớn đến an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn quận. Đó là ảnh hƣởng của khí hậu Nam

bộ nhiệt đới gió mùa, mƣa liên tục từ tháng 5 đến tháng 11. Với vị trí là quận nội thành, lƣợng mƣa tại quận 10 cũng nhiều hơn ở các khu vực khác (trung bình 2.100mm). Bên cạnh đó, quận 10 ở thế kỷ XIX, phần lớn diện tích đất là cánh đồng Mả Lạng, nơi địa táng của dân Sài Gòn cũ; thời Pháp thuộc, đây là cánh đồng trồng cỏ nuôi bò, ngựa, nên toàn địa bàn quận không có kênh, rạch. Ngoài hồ Kỳ Hòa và một số hồ nhỏ về sau cũng bị lấp để xây dựng chung cƣ cao tầng tại các khu Lữ Gia, Phú Thọ, Đồng Tiến, Bắc Hải,… quận 10 hầu nhƣ không có nơi nào chứa nƣớc mặt. Hệ thống thoát nƣớc chính của quận 10 trong mùa mƣa đều phải chảy qua quận 3 ra kênh Nhiêu Lộc, qua quận 5 ra kênh Bến Nghé, một phần nhỏ chảy qua quận 11 ra rạch Lò Gốm [48]. Vì thế khi mƣa to liên tiếp trong nhiều giờ, quận 10 sẽ bị ngập lụt nặng, gây tắc đƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến ngƣời dân lƣu thông trên các tuyến phố trên địa bàn quận.

2.1.1.2. Dân cư

- Theo báo cáo điều tra dân số và nhà ở TP.HCM, địa bàn quận 10 tính đến hết ngày 31/12/2011, toàn quận có 235.024 ngƣời, mật độ dân số trung bình 41.077 ngƣời/km2 và đến thời điểm cuối năm 2016, theo báo cáo của Đội Quản lý hành chính và Trật tự xã hội Công an quận 10, nhân khẩu có hộ khẩu thƣờng trú 65.873 ngƣời, số nhân khẩu thực tế trên địa bàn đạt 249.267 ngƣời, mật độ dân số trung bình 42,990 ngƣời/km2 [13].

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Quận 10 là một trong những trung tâm trọng điểm giao dịch thƣơng mại của thành phố. Ngành thƣơng mại - dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thƣơng mại - dịch vụ cao cấp và đa dạng tạo đƣợc sự thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ phát triển. Từ năm 2010, xu thế chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế từ sản xuất - thƣơng mại - dịch vụ sang cơ cấu thƣơng mại - dịch vụ - sản xuất, đã kích thích sự phát triển các hoạt động thƣơng mại - dịch vụ và chợ, quận 10 càng khẳng định là một trong những khu trung tâm mua

sắm, kinh doanh, phân phối hàng hóa lớn nhất của thành phố và các tỉnh lân cận. Bên cạnh thời cơ luôn là những thách thức đan xen trong quá trình hội nhập quốc tế tạo ra những thuận lợi và khó khăn, tác động đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa bàn quận.

Theo định hƣớng phát triển của HĐND, UBND quận, các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn quận đều tham gia chƣơng trình xuất khẩu để thu ngoại tệ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 48)