Các biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Điều 4 khoản 1 nêu các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do VPHC gây ra; buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phƣơng tiện; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc quy định tại Chƣơng II của Nghị định này.

Có thể thấy, các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc quy định tại

Chƣơng II của Nghị định 46/2016/NĐ-CP khá phong phú, phù hợp với đặc thù của hậu quả do VPHC trong lĩnh vực GTĐB gây ra: buộc phải dỡ phần hàng hóa vƣợt quá giới hạn hoặc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định; buộc phải tháo dỡ các vật che khuất báo hiệu đƣờng bộ; thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác; buộc phải dỡ bỏ các biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tƣ, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng; buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đƣờng bộ theo đúng thiết kế đã đƣợc phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn k thuật; buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hƣ hỏng, khắc phục các hƣ hỏng của công trình đƣờng bộ; buộc phải lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn k thuật, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định; buộc phải khôi phục lại tính năng k thuật của thiết bị, lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn k thuật; buộc phải lắp còi có âm lƣợng đúng quy chuẩn k thuật; buộc phải bố trí phƣơng tiện khác để chở số hành khách vƣợt quá quy định đƣợc phép chở của phƣơng tiện; buộc phải niêm yết, cung cấp đầy đủ các thông tin, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tập huấn

nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, lắp đặt hộp đèn “TAXI”, đồng hồ tính tiền cƣớc, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định; buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; lắp đúng loại kính an toàn theo quy định; buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thƣớc, tình trạng an toàn k thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trƣớc khi đƣa phƣơng tiện ra tham gia giao thông; buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lƣợng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn k thuật và bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành trƣớc khi đƣa phƣơng tiện ra tham gia giao thông; buộc đƣa phƣơng tiện quay trở lại Khu kinh tế thƣơng mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 40 - 41)