Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc

* Lực lượng chức năng trên địa bàn quận 10 chưa thực sự kiên quyết trong XPVPHC đối với hành vi VPHC có thể gây nguy hiểm cho chính người vi phạm và những người khác khi tham gia giao thông.

Công tác phòng chống tụ tập, cổ vũ đua xe máy trái phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng nhiều năm qua đƣợc Công an quận 10 xử lý tƣơng đối tốt, đặc biệt là các dịp lễ Tết, các kỳ cuộc lớn, các sự kiện thể thao, bóng đá. Các nhóm thanh niên hiện chỉ tụ tập phóng xe rất nhanh thành tốp nhỏ trong khu Bắc Hải, tuyến đƣờng Nguyễn Tri Phƣơng, Cách mạng Tháng Tám, Lý Thƣờng Kiệt; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đƣờng khi xe đang chạy; buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh;… đã đƣợc lực lƣợng chức năng giải tán kịp thời. Tuy nhiên, với những nhóm thanh niên này, cần phải kiên quyết xử lý những đối tƣợng quá khích thách thức, thóa mạ lực lƣợng chức năng, đặc biệt khi đối tƣợng sử dụng chất kích thích, ma túy tổng hợp đã chống trả quyết liệt, bỏ chạy gây nguy hiểm cho rất đông ngƣời tham gia giao thông.

* Việc XPVPHC đối với học sinh vẫn còn chưa triệt để, chủ yếu tập trung vào hoạt động tuyên truyền.

- Nhóm lỗi thƣờng gặp tại các trƣờng học, đó là việc sử dụng xe gắn máy,

xe đạp điện của học sinh. Dù đƣợc tuyên truyền sâu rộng, hiện tƣợng “né” cam kết của học sinh trung học phổ thông và gia đình vẫn phổ biến. Quy định học sinh từ 14-16 tuổi điều khiển xe đạp điện phải có mũ bảo hiểm; từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi đƣợc phép sử dụng xe đạp máy, xe gắn máy dung tích 50cc không cần Giấy phép lái xe nhƣng phải đăng ký biển kiểm soát tại cơ quan công an. Học sinh trung học phổ thông không đƣợc phép điều khiển xe máy trên 50cc khi chƣa thi sát hạch và cấp Giấy phép lái xe hạng A1. Đa số các gia đình đều cho con em mình sử dụng xe của gia đình, những xe đắt tiền SH, Air Blade, Zoomer;

ít tiền hơn là Wave, Dream, Mio, Click,… và các loại xe này đều trên 50cc. Các em thƣờng đi xe, gửi xe ở nhà dân, chung cƣ gần trƣờng rồi đi bộ vài chục mét vào trƣờng, khiến nhà trƣờng khó kiểm soát và vận động các em chấp hành nghiêm Luật GTĐB. Cứ giờ tan trƣờng, rất đông học sinh đi xe gắn máy, chỉ cần khoác chiếc áo chống nắng ra ngoài đồng phục, đội mũ bảo hiểm ¾ đầu, bịt kín mặt là qua mắt đƣợc lực lƣợng CSGT.

- Một số khu vực ở quận 10, các nhóm thanh niên trẻ, thậm chí dƣới 18 tuổi có trào lƣu độ xe cũ, mua những xe cũ nát kém chất lƣợng giá rẻ về lắp thêm đồ, độ xe; các loại xe này mua bán không sang tên Giấy đăng ký xe nên rất khó kiểm soát; các loại xe đƣợc lên đời phân khối, bô nổ rất to. Tuy nhiên, các

hành vi này thƣờng ít bị xử lý, chỉ khi nào đến dịp ra quân trấn áp tội phạm, phòng chống đua xe máy hoặc tháng ATGT, lực lƣợng công an mới tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát. Thời điểm này, thanh niên điều khiển các phƣơng tiện nhƣ nêu trên khi bị phát hiện, truy đuổi, đều trốn tránh, luồn lách chạy vào các ngõ hẻm với tốc độ cao gây mất ATGT cho ngƣời dân lƣu thông trên đƣờng.

* Khó XPVPHC đối với người đi bộ, đi xe đạp, xe thô sơ VPHC.

- Đối với ngƣời đi bộ:

Ngƣời đi bộ cũng là ngƣời tham gia giao thông trên đƣờng, số lƣợng ngƣời đi bộ tham gia giao thông rất lớn. Việc sang đƣờng không đúng nơi quy định thƣờng xuyên xảy ra, ngƣời dân sang đƣờng bất cứ chỗ nào thấy thuận tiện. Đây là hành vi thiếu ý thức cần lên án nhƣng lại không đƣợc xử lý nghiêm, do ngƣời đi bộ thƣờng không mang giấy tờ tùy thân, không chịu nộp tiền phạt. - Đối với ngƣời đi xe đạp, xe thô sơ:

Ngƣời đi xe đạp, xe thô sơ thực hiện nhiều vi phạm trên địa bàn quận, các lỗi vi phạm chủ yếu là: Vƣợt đèn đỏ, đi ngƣợc chiều, dừng xe đột ngột, chuyển hƣớng không báo hiệu, chở hàng không đảm bảo an toàn,... Theo quy định cùa pháp luật, ngƣời vi phạm có thể bị phạt tiền, nhƣng CSGT cũng không thể xử

phạt hết đƣợc, do đa số ngƣời đi xe đạp, xe thô sơ đều là ngƣời lao động nghèo, thu giữ phƣơng tiện của họ thì không nỡ, mà ngó lơ cho họ vi phạm thì thành nếp quen, họ sẽ vẫn tái phạm và coi thƣờng pháp luật.

Một bộ phận khá đông thanh, thiếu niên sử dụng xe đạp làm phƣơng tiện đi học, các em đều đƣợc tập huấn về an toàn giao thông nhƣng gặp đƣờng đông, tắc, là học sinh đi xe lên vỉa hè, đi không đúng phần đƣờng quy định, luồn lách giữa các làn xe cơ giới rất nguy hiểm; nhiều học sinh đi xe đạp điện nhƣng hầu nhƣ không đội mũ bảo hiểm. Đây cũng là lỗi xảy ra rất nhiều nhƣng khó xử lý. Đa phần ngƣời dân cho rằng, đi xe đạp tốc độ thấp, không cần đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên đây lại là đối tƣợng dễ bị TNGT nhất khi va chạm với các phƣơng tiện xe máy, ôtô.

* Khó khăn khi XPVPHC đối với hành vi chiếm dụng lòng đường, hè phố tại các chợ và trên các tuyến đường buôn bán lớn, bến xe dù, bến cóc.

- Quận 10 là khu vực có nhiều chợ truyền thống, ngƣời dân họp chợ thƣờng dừng đỗ ngay trên hè phố, lòng đƣờng buôn bán, điển hình là các chợ Hòa Hƣng, Nguyễn Tri Phƣơng, ngƣời dân mua bán chiếm dụng hết lòng đƣờng gây tắc nghẽn giao thông. Tại các bệnh viện, các hàng quán cơm, kinh doanh

thuốc, đồ gia dụng cũng lấn chiếm hè đƣờng kinh doanh. Vào khung giờ 11- 13h, 17-18h hàng ngày, bàn ghế, đồ ăn san sát nhau, hầu nhƣ không còn chỗ cho ngƣời đi bộ, xe dựng cả xuống lòng đƣờng. Tại một số tuyến đƣờng buôn bán lớn nhƣ Cách mạng Tháng Tám, Tô Hiến Thành, Điện Biên Phủ, Nguyễn Chí Thanh, các hộ kinh doanh còn đứng dƣới lòng đƣờng chèo kéo khách, đƣa xe đẩy ra lấn chiếm hết hè đƣờng. Theo ghi nhận của Công an quận 10, CSTT các phƣờng thƣờng xuyên nhắc nhở, nhƣng nếu làm căng, các hộ kinh doanh phản ứng quyết liệt, làm đơn gửi UBND quận kêu công an cản trở ngƣời dân kinh doanh buôn bán, khiến lực lƣợng công an không dám mạnh tay. Chỉ dịp kỷ niệm 30/4 và 1/5, 2/9 hoặc Noel, Tết Nguyên đán, công an ra quân quyết liệt, ngƣời

dân mới không ý kiến gì. Theo tác giả luận văn, đây là lý do không chính đáng. Đã có chế tài trong tay, có VPHC sao không dám xử phạt? Phải chăng ở đây có lợi ích cục bộ địa phƣơng và có hay không một nguồn thu từ việc “khoán” vỉa hè hoặc thu một khoản phí gọi là hỗ trợ an ninh hàng tháng cho chính quyền sở tại?

- Cũng cần nói thêm, hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn quận 10 đƣợc hình thành trƣớc năm 1975 cơ bản vẫn giữ nguyên mô hình hoạt động nhƣ chợ Trần Nhân Tôn thuộc phƣờng 2, chợ Nhật Tảo phƣờng 4, chợ Nguyễn Tri Phƣơng thuộc phƣờng 6, chợ Chuồng Bò (Ngã Bảy) phƣờng 10, chợ Chí Hoà thuộc địa bàn phƣờng 15. Qua đánh giá, phân loại, chỉ có 2 chợ Nguyễn Tri Phƣơng và Hoà Hƣng - Chí Hoà thuộc nhóm chợ loại 2, đƣợc đầu tƣ xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn về hệ thống điện, cấp thoát nƣớc, phòng cháy chữa cháy, có khu vực rộng trông giữ phƣơng tiện xe gắn máy tƣơng đối thuận tiện, ít gây tình trạng lộn xộn, mất TTATGT. Tuy vậy, với các chợ này, tình trạng ngƣời dân dừng đỗ xe gắn máy ngay lòng lề đƣờng mua bán không chỉ gây cản trở giao thông, vi phạm Luật GTĐB mà còn gián tiếp tạo nên cảnh ùn tắc giao thông thƣờng xuyên trong giờ cao điểm, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần nhƣ trên tuyến Cách mạng Tháng Tám khu vực chợ Hòa Hƣng, đƣờng Thành Thái khu chợ bán hoa, cây cảnh. Đối với chợ Trần Nhân Tôn, chợ Nhật Tảo, chợ Chuồng Bò (Ngã Bảy): các chợ này đã đƣợc hình thành từ lâu đời, phù hợp với thói quen và nhu cầu mua sắm của mọi tầng lớp dân cƣ, chủ yếu sử dụng các tuyến đƣờng, khu vực đất trống trong khu dân cƣ để họp chợ, do đó còn nhiều khiếm khuyết: quầy sạp không cố định, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng làm nơi kinh doanh buôn bán, cản trở giao thông vẫn diễn ra. Với các chợ Lê Hồng Phong (phƣờng 1), chợ hoa tƣơi Hồ Thị Kỷ (phƣờng 1), chợ Thành Thái (phƣờng 14), chợ Bạch Mã - cƣ xá Bắc Hải (phƣờng 15),… trong quá trình quản lý, các chợ này dù đƣợc sắp xếp, bố trí hoạt động tƣơng đối ổn định nhƣng do có yếu tố tự phát, tình trạng vi phạm TTATGT cũng thƣờng xuyên xảy ra.

- Trên địa bàn quận 10 từ lâu cũng tồn tại nhức nhối, đó là các bến xe dù, bến cóc của các công ty vận tải hành khách: Phƣơng Trang, Thành Bƣởi. Việc hoạt động của các điểm đón trả khách tại trung tâm thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, về Tây nam bộ không cần ra Bến xe miền Đông hoặc Bến xe miền Tây nhƣng cũng gây rối loạn, mất

ATGT khi các xe trung chuyển chạy rất ẩu để đƣa khách kịp ra bến theo giờ quy định. Đặc biệt nghiêm trọng, công ty Thành Bƣởi còn sử dụng sân của Công ty Giày Sài Gòn trên đƣờng Vĩnh Viễn, phƣờng 3, quận 10 làm bến xe trá hình. Hàng ngày, hàng chục xe 24-45 chỗ ra vào đón khách gây mất ANTT, nhân dân phản ứng nhiều, Tuy nhiên, kể cả khi UBND TP.HCM và Sở GTVT ra văn bản đề nghị di chuyển bến xe ra khỏi nội đô cũng rất phức tạp. Công ty Thành Bƣởi cho rằng, UBND quận 10 ƣu tiên các xe Phƣơng Trang khi cho đỗ xe trên đƣờng Lê Hồng Phong. Mặt khác, Sở GTVT khi khảo sát giao thông khu vực này, nếu thấy quá tải, ùn tắc, tại sao chỉ cấm xe trên 25 chỗ lƣu thông trên đoạn đƣờng Vĩnh Viễn (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Ngô Gia Tự) và đƣờng Lê Hồng Phong (đoạn từ Hùng Vƣơng đến Lý Thái Tổ) mà không cấm nguyên cả tuyến đƣờng? Sở GTVT có lƣờng trƣớc việc nếu cấm theo đoạn, các xe khách (trên 25 chỗ) đang lƣu thông trên đƣờng này sẽ phải đi đƣờng tránh và “tụ” lại ở khu vực hết cấm, gây nên tình trạng “thắt cổ chai”, càng dễ gây tắc nghẽn giao thông? Rồi, tại sao cấm xe khách trên 25 chỗ mà không cấm luôn xe tải có diện tích chiếm dụng mặt đƣờng tƣơng đƣơng? Tại sao không cấm giờ cao điểm (6h30-7h30 và 17h00-19h00) mà lại cấm từ 6h00-22h00? Thêm nữa, ngay tại trung tâm quận 1, nơi giao thông đƣợc xem là căng thẳng nhất, Sở GTVT chỉ lắp đặt biển cấm dừng đỗ, khá hữu dụng, tại sao khu vực quận 10 đã có biển này, lại phải thêm biển “cấm lƣu thông”,… Chỉ khi Bộ GTVT đề nghị thành phố quyết liệt trong xử lý, không để tình trạng khiếu kiện kéo dài, mới giải quyết đƣợc các xe cỡ lớn của Thành Bƣởi chuyển ra Bến xe miền Tây, nhƣng vẫn còn đó nhiều nghi vấn

về việc quận 10 và TP.HCM ƣu tiên doanh nghiệp “nhà”, gây khó doanh nghiệp vận tải từ các tỉnh, thành khác về TP.HCM kinh doanh, vận chuyển hành khách.

* Việc xử phạt các phương tiện gây ô nhiễm môi trường khá vất vả.

Lực lƣợng thanh tra đô thị, CSGT đều không có thiết bị đo nồng độ ô nhiễm do khói xăng dầu từ các phƣơng tiện thải ra, nhất là các xe khách liên tỉnh chạy vào trung tâm thành phố ban đêm. Hiện tƣợng xe chở vật liệu xây dựng, xe chở rác không che chắn an toàn làm rơi vãi trên đƣờng gây mất vệ sinh, mất an toàn giao thông cũng khó xử lý, khi các xe này thƣờng chạy rất nhanh vào ban đêm từ các công trình xây dựng nhà cao tầng, các bãi tập kết, rất khó truy đuổi và tạm dừng phƣơng tiện.

* Khó khăn khi xử lý vi phạm vào ban đêm.

- Một khó khăn đối với Đội CSTT - CĐ Công an quận 10, là việc duy trì tuần tra, kiểm soát ban đêm. Với các chốt chặn có lực lƣợng ứng trực, hiện tƣợng vi phạm giảm mạnh, nhƣng với những tuyến đƣờng nội đô vắng vẻ về đêm: Nhật Tảo, Nguyễn Kim, Ngô Quyền,… hiện tƣợng không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phƣơng tiện quá tốc độ cho phép, chở quá số ngƣời quy định, vƣợt đèn đỏ vẫn diễn ra, việc tuần tra xử lý không xuể. Ban đêm, đa số ngƣời vi phạm có thể do uống nhiều bia rƣợu, phóng xe rất nhanh, sẵn sàng chống trả quyết liệt, manh động phóng xe bỏ chạy khi có hiệu lệnh kiểm tra. Hiện tƣợng tụ tập phóng xe, lạng lách đƣợc kiềm chế nhƣng cũng khó xử lý khi các nhóm thƣờng tụ tập ở quận 10 rồi phân nhóm, hoặc kéo thành đoàn đi sang địa bàn khác mới đua xe, cũng khá khó khăn trong phối hợp xử lý, nhất là các đối tƣợng đua xe bất ngờ thay đổi lịch trình ra Vũng Tàu, lên cao tốc Long Thành hoặc chạy sang quận 7 khu vực đƣờng Nguyễn Văn Linh. Chỉ khi vào đợt cao điểm theo chỉ đạo của CATP.HCM, quận mới đủ quân số do đƣợc thành phố tăng cƣờng lực lƣợng phối hợp gồm CSHS, CSCĐ hóa trang theo dõi mới truy đuổi và phát hiện đƣợc đối tƣợng vi phạm.

* Vẫn còn hiện tượng không XPVPHC khi phát hiện VPHC.

Đối với hành vi VPHC bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng, khi chứng minh đƣợc lỗi của ngƣời vi phạm, lực lƣợng chức năng không cần lập biên bản, đƣợc quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quy định này giúp công tác XPVPHC đƣợc nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả nhƣng bộc lộ những hạn chế, tiêu cực. Ngƣời vi phạm khi bị phát hiện, xử lý thƣờng có thái độ nài nỉ, xin xỏ, dấm dúi nhét tiền vào túi CSGT [17]. Hiện tƣợng “tham nhũng vặt” đã và đang khá phổ biến, gây nhức nhối đối với lãnh đạo UBND quận 10 nói riêng và lãnh đạo TP.HCM nói chung, khi chính ngƣời VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng đồng lõa cho tiêu cực tồn tại. Việc xử phạt các lỗi đƣợc cho là “vặt” này đang không hiệu quả, gây thất thu lớn ngân sách nhà nƣớc. Ở đây, tác giả luận văn xin lƣu ý, mức phạt tiền đối với ngƣời vi phạm bị xử phạt từ năm 2013 chủ yếu theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, nhiều trƣờng hợp lực lƣợng chức năng vẫn nhầm lẫn với Nghị định 34/2010/NĐ-CP; năm 2014, Nghị định 171/2013/NĐ-CP mới triển khai, nhƣng năm 2015 lại thực hiện Nghị định 107/2014/NĐ-CP bổ sung một số điều Nghị định 171. Việc bổ sung, sửa đổi một số điều trong Nghị định về XPVPHC nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật XLVPHC cho phù hợp với tình hình mới là cần thiết, song việc thay đổi quá nhanh, mỗi năm một nghị định, chƣa kể hàng loạt thông tƣ hƣớng dẫn liên quan khiến lực lƣợng chức năng khó vận dụng, dễ nhầm lẫn trong xử lý vi phạm; ngƣời vi phạm cũng không kịp cập nhật văn bản pháp luật nên tính minh bạch, công khai, chính xác trong XPVPHC chƣa đƣợc thể hiện rõ. Đây là sự lúng túng của chính cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tƣ pháp trong định hƣớng, dự báo và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XPVPHC. Nghị định 107/2014/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đã khá cao, đặc biệt đến Nghị định 46/2016/NĐ-CP có thể nói mức phạt rất cao, nhƣng việc xử lý, xử phạt có tính răn đe không cao, ngƣời vi phạm vẫn tái phạm với mức độ ngày

càng tăng, đi kèm đó bắt đầu hình thành sự thờ ơ của chính lực lƣợng thi hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn quận 10, TP HCM (Trang 67)