mang tính hình thức, việc kiểm tra chưa có kế hoạch nên kết quả rất hạn chế vì thế chưa đánh giá được hiệu quả của hoạt động. Do vậy, trong thời gian tới cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về tổ chức thực hiện pháp luật về TN nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Nội dung kiểm tra cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, kiểm tra nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về TN theo đúng định hướng.
Hai là, kiểm tra việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về tổ chức thực hiện pháp luật về TN.
Ba là, xây dựng kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất đối với tổ chức thực hiện pháp luật về TN.
Bên cạnh đó, cần tiến hành hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các chương trình, kế hoạch về tổ chức thực hiện pháp luật về TN để đánh giá kết quả đạt được, tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, thiếu sót và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, trên cơ sở đó, hoàn thiện, bổ sung nội dung, thay đổi cơ chế phối hợp, hình thức và phương thức tổ thực hiện pháp luật về TN đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Đồng thời, thông qua tổng kết, tìm ra mô hình tổ chức đạt hiệu quả, kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ, động viên và thu hút đối tượng tham gia vào công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2.5. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên
Việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về TN của huyện có ý nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ thực hiện pháp luật vềTN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện hoạt động này, trước tiên cần có sự quan tâm sâu sát của thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đối với tổ chức thực hiện pháp luật về TN.
Tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho đối tượng làm công tổ chức thực hiện pháp luật về TN tại cơ sở, có định hướng đột phá góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Phát huy được vai trò tích cực của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tham gia thực hiện pháp luật của TN chấp hành pháp luật.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh, để tổ chức và dẫn dắt TN thực hiện các phong trào, tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TN trong công tác TN cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; Nghị quyết Trung ương 6 khóa X; Nghị quyết Trung ương 9 khóa X; làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TN. Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, làm trong sạch đội ngũ cán bộlàm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Cần xử lý nghiêm, dứt điểm, kiên quyết những cán bộ cũng như TN trên địa bàn huyện vi phạm pháp luật của nhà nước nói chung, pháp luật về TN nói riêng.
Hai là, làm tốt công tác phân công, quản lý cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TN.
Phân công cán bộ tuyên truyền pháp luật về TN phụ trách giúp đỡ TN phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Vận động TN thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; xây dựng gia đình văn hóa; kế hoạch hóa gia đình,phát triển KT- XH... Phân công cán bộ phụ trách các chuyên đề về tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Bên cạnh việc phân công, giao nhiệm vụ là việc quản lý cán bộ, đảng viên.
Ba là, đẩy mạnh công tác phát triển luật TN mới nhằm tăng cường sự lãnh đạo, tự giác thực hiện pháp luật về TN của cán bộ , tổ chức TN trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng công tác TN.
Bốn là, chú trọng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TN . Bởi vì họ là những người trực tiếp tổ chức các hoạt động thực hiện pháp luật về TN, công tác TN và đại diện cho TN trước tổ chức Đảng, Chính quyền.
Năm là, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật vê TN. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp phổ biến những quy trình và cách tổ chức thực hiện pháp luật về TN, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.
Đối với thanh phố Hà Nội thì mục tiêu của tổ chức thực hiện pháp luật về TN cần được xác định theo những mục tiêu đã được định hướng như nêu ở trên. Theo đó, tổ chức thực hiện pháp luật về TN cần được thực hiện đứng đắn và đầy đủ theo những mục tiêu chung tổ chức thực hiện pháp luật về TN đã được Đảng và Nhà nước định hướng. Đồng thời, trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thành Phố, cũng cần xác định những mục tiêu riêng, cụ thể cho phù hợp.Vấn đề có tính chất trọng tâm là cần hướng tổ chức thực hiện pháp luật về TN vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các TN trong Thanh niên.Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện đem lại hiệu quả cao đối với tổ chức thực hiện pháp luật về TN ở thành phố hà Nội hiện nay. Bởi lẽ, khi TN nhận thức được việc phải tự giác chấp hành pháp luật là đòi hỏi của chính bản thân mình thì họ sẽ cố gắng tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu và kỹ hơn, tiếp thu lượng thông tin một cách phong phú và có chọn lọc.
Tiểu kết chương 3
Trong giai đoạn hiện nay, tổ chức thực hiện pháp luật về TN của thành phố Hà Nội có nhiệm vụ quan trọng, quyết định trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố . Tổ chức thực hiện pháp luật về TNphải hướng vào mục tiêu CNH, HĐH. Để thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TN, phải trên cơ sở dự báo được tình hình TN trong thời gian tới, trên cơ sở đó bám sát vào mục tiêu, phương hướng, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về TN của đội ngũ cán bộ, đảng viên tuyên truyền phổ biến pháp luật về TN thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT- XH của thành phố Hà Nội.
Đối với thành phố Hà Nội, đặc điểm điều kiện KT- XH, trình độ dân trí của TNphát triển nhưng có nhiều biến đổi phức tạp. Do đó, để phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế và tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về TN trong thời gian tới, thành phố cần triển khai và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ các phong trào TN, giải quyết được việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về TN nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho TN.
Tổ chức thực hiện pháp luật về TN đạt hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội phải quán triệt một số quan điểm như sau: Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên đáp ứng yêu cầu thực hiện đúng luật thanh niên. Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên phải khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời. Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên phải căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội mỗi địa phương
Từ những kết quả đã đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đạt hiệu cao trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về TN trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về TN. Đổi mới nhận thức tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Nâng cao chất lượng trong triển khai nội
dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về TN. Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về TN.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta khẳng định TN được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển TN vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về TN đóng vai trò quan trọng của Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho TN hành động, xác định các chuẩn mực cho TN phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho TN học tập và noi theo. Làm tốt công tác TN là bảo đảm sự kế tục và phát triển không ngừng của dân tộc và chế độ Xã hội Chủ nghĩa.
Tổ chức thực hiện pháp luật về TN là hoạt động sắp xếp, định hướng một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và thường xuyên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hướng tới nhận thức của TN, để mọi người đều hiểu, nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, thái độ chấp hành luật, thói quen tuân thủ pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật về TN.
Lãnh đạo tổ chức thực hiện pháp luật về TN là một trong những nhiệm vụ của thành phố Hà Nội. Sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là đề ra nội dung, phương thức lãnh đạo đúng đắn, phù hợp; phát huy sức mạnh của các cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tập hợp, thu hút, động viên, cổ vũ TN hăng hái học tập, ra sức rèn luyện, xung kích đi đầu trong thực hiện mọi nhiệm vụ của thành phố Hà Nội. Trong quá trình lãnh đạo cần khắc phục những yếu tố quan liêu, áp đặt hoặc buông lỏng việc thực hiện pháp luật, tránh tình trạng bao biện làm thay, thiếu dân chủ đối với tổ chức Đoàn. Cần có thái độ khách quan khoa học trong việc phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tăng cường việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN của thành phố hà Nội trong thời kỳ mới.
nước nói chung và TN ở thành phố Hà Nội nói riêng tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, phải đối diện với những khó khăn thách thức mới, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, nhận thức chính trị của TN tiếp tục diễn ra.
Để tăng cường việc tổ chức thực hiện pháp luật đối với công tác TN cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp mà luận văn đã nêu lên. Các giải pháp tác giả đã nêu lên trong luận văn đều quan trọng và có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, trong triển khai cần tổ chức thực hiện đồng bộ, không được xem nhẹ giải pháp nào. Song, tùy theo điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể có thể ưu tiên cho các giải pháp mà thực thực tiễn đặt ra bức xúc, cấp bách cần phải khắc phục, giải quyết. Thực hiện tốt những nội dung trên chắc chắn sự lãnh đạo công tác TN của thành phố Hà Nội sẽ có những bước tiến bộ mới, phát huy được tiềm năng của TN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phấn đấu với vị trí quan trong, lực lượng lòng cốt phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (2004), "Số chuyên đề về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng", Dân chủ và pháp luật,
2. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
3. Bộ Y tế ( 2006 ), Quyết định số 2010/QĐ/BYT, ngày 07/6/2006 về Kế hoạch tổng thể Quốc gia về Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của vị thành niên/TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
4. Bộ Y tế ( 2007 ), Quyết định số 4617/QĐ/BYT, ngày 16/11/2007 về hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008),Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 09/12/2008 về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp
6. Bộ Nội vụ ( 2011), Thông tư số 11/2011/TT-BNV, ngày 26/9/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với TN xung phong;
7. Nguyễn Trọng Bích (1989), "Giáo dục ý thức pháp luật", Xây dựng Đảng , tr. 34-35.
8. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 về phát huy vai trò TN tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
9. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảngvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH
10. Chính phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển TN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và các chính sách khác có liên quan
dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên
12. Chính phủ ( 2011), Nghị định số 12/2011/NĐ-CP, ngày 30/01/2011 về tổ chức và chính sách đối với TN xung phong
13. Chính phủ ( 2009), Nghị quyết số 45/NQ-CP, ngày 11/9/2009 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tổ chức thực hiện Nghị quyết 25- NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
14. Chính phủ ( 2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
15. Chính phủ ( 2008), Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg, ngày 21/7/2008 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ TN học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015
16. Chính phủ ( 2009), Quyết định số 121/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009 của về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
17. Chính phủ ( 2010), Quyết định số 174/QĐ-TTg, ngày 29/1/2010 của về việc phê duyệt Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020
18. Chính phủ ( 2010), Quyết định số 1471/QĐ- TTg, ngày 13/8/2010 của về việc thành lập Vụ công tác TN trực thuộc Bộ Nội vụ
19. Chính phủ ( 2010), Quyết định số 2160/QĐ-TTg, ngày 26/11/2010 về phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên
20. Chính phủ ( 2011),Quyết định số 2474/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển TN Việt Nam giai đoạn 2011-2020
21. Chính phủ ( 2012 ), Quyết định số 1912/QĐ-TTg, ngày 20/02/2012 về phê