chức cán bộ, thực hiện quản lý, bồi dưỡng, bố trí cán bộ phụ trách tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên
Bằng việc tuyên truyền cho cán bộ phụ trách hoạt động thực hiện pháp luật của TN thấy được tầm quan trọng của TN và việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN để cùng thống nhất hành động, vận động TN thực hiện đúng pháp luật và thấy được nhiệm vụ của TN đối với quê hương, đất nước. Qua đó phân công cán bộ phụ trách việc tổ chức pháp luật về TN phối hợp cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị tiến hành tổ chức và thực hiện pháp luật về TN.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp thực sự có năng lực, nhiệt tình, có khả năng vận động quần chúng, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức và là những người có phẩm chất để tuyên truyền phổ biến luật TN một cách hợp lý nhất. Cán bộ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TN là lực lượng trực tiếp tiếp nhận và
thực hiện nhiệm vụ của Đảng, của Nhà nước - là những người trực tiếp đưa chủ trương, chính sách, các văn bản luật TN đến với TN, hướng dẫn sâu sát cùng tầng lớp TN tổ chức thực hiện pháp luật về TN. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN thông qua công tác cán bộ, thực hiện quản lý, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ, tổ chức cán bộ phụ trách tuyên truyền, phổ biến luật TN.
Thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến luật TN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phụ trách trực tiếp việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN để động viên, khuyến khích, giáo dục, bồi dưỡng TN, vận động TN tham gia phát triển KT- XH, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Cán bộ là những người gần, gắn bó với TN và là người trực tiếp tham gia vào các tổ chức, các phong trào TN, tập hợp, quản lý, giáo dục, định hướng cho TN hoạt động theo tinh thần của Đảng, Nhà nước - đúng đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước và các tổ chức chính tri- xã hội đã xác định cần phải tập trung vào công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức để phụ trách việc tổ chức pháp luật về TN, nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN được thực hiện một cách hiệu quả và chất lượng.
Căn cứ vào Luật TN, việc tổ chức quản lý TN phải đảm bảosự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước; kết hợp giữa tiêu chuẩn ,nhận thức của TN; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; thực hiện bình đẳng giới.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN là nội dung xuyên suốt mà các cơ quan Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với TN. Nhà nước lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra việc ban hành và tổ chức triển khai các quyết định (đã được phê duyệt), chính sách, chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án về TN và tổ chức thực hiện pháp luật về TN của các cơ quan Nhà nước đã đề ra.
Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà
nước, gia đình và xã hội với TN từ điều 17 đến điều 23, trong đó có thể kế đến một số điều như:
Điều 17. Trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ, luật TN quy định: Nhà nước quản lý và có chính sách tạo điều kiện cho TN hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để TN học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho TN của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho TN tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ TN trong học tập và nghiên cứu khoa học. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho TN. Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho TN học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho TN.
Điều 18. Trong lao động: Nhà nước quản lý có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho TN; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho TN; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp TN tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho TN nông thôn, TN sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, TN tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển KT- XH; TN của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm. Nhà nước có cơ chế, chính sách giao cho tổ chức TN huy động TN thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện KT- XH khó khăn, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn và các chương trình, dự án khác để TN có điều
kiện phấn đấu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho TN theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ. Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của TN; tạo điều kiện cho TN có việc làm.
Điều 23. Trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, luật TN quy định:
Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng TN nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho TN tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến TN có trách nhiệm lấy ý kiến của TN hoặc tổ chức TN. Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của TN có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của TN để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho TN phát triển.
Phát huy vai trò quản lý việc thực hiện pháp luật TN trong việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sắp xếp cán bộ Đoàn hợp lý, có đủ tư cách, phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, kỹ năng nghiệp vụ về công tác đoàn; đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có đủ phẩm chất và năng lực xuất thân từ các phong trào Đoàn TN để bổ sung vào hàng ngũ cán bộ nguồn. Bên cạnh đó, cần quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TN làm cơ sở tham mưu, nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp phát triển TN và tổ chức thực hiện pháp luật về TN; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TN cấp quốc gia nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách để lãnh đạo và quản lý việc tổ chức thực hiện pháp luật về TN, công tác TN đạt hiệu quả.
Ngoài những quy định trên, TN lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung: kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết TN. Việc đánh giá TN được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.
1.3.4.Quan tâm đầu tư kinh phí và huy động các nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên
Việc đầu tư ngân sách, kinh phí và huy động các nguồn lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về TN là rất cần thiết và quan trọng, đây cũng là một phương thức lãnh đạo tổ chức thực hiện pháp luật về TN được nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội chú trọng, quan tâm. Tổ chức thực hiện pháp luật về TN không thể được tiến hành nếu như không có ngân sách, không có kinh phí hoạt động. Mọi hoạt động của tổ chức thực hiện pháp luật về TN như: công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục TN hay đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến luât TN; công tác hỗ trợ TN trong lao động, học tập, trong hướng nghề; công tác tuyên truyền, công tác vận động, các hoạt động tổ chức, kiểm tra, giám sát… đều cần phải có kinh phí đầu tư cũng như các nguồn lực (con người, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện) đều được tiến hành khi có ngân sách, có kinh phí và có nguồn lực cần thiết.
Phương thức đầu tư kinh phí, huy động các nguồn lực cho tổ chức thực hiện pháp luật về TN được xem là phương thức hiện thực hóa những phương thức lãnh đạo củanhà nước và các tổ chức TN: các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, các văn bản luật; thông qua công tác tổ chức cán bộ; thông qua phương thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; qua công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát huy vai trò, tiềm năng của TN trong tổ chức thực hiện pháp luật về TN.