Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 khóa X (NQ số 25/NQ - TW) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã khẳng định lại quan điểm về công tác thanh niên của Đảng:
- Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển TN vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự
ổn định và phát triển vững bền của đất nước chính vì vậy việc tổ chức và thực hiện pháp luật về thanh niên là rất cần thiết.
- Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừachuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hộiđịnh hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo,vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên bằng việc đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, điều khoản luật cụ thể; thể chế hoá đường lối, các văn bản luật về thanh niên và công tác thanh niên thành chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.
Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên mang đầy đủ đặc điểm của quá trình tổ chức thực hiện pháp luật nói chung. Với bản chất là hoạt động xã hội của con người, tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên hàm chứa những đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khác đồng thời với bản chất pháp lý của mình, tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên bao giờ cũng thông qua những hành vi cụ thể của con người. Đời sống xã hội của con người bao giờ cũng được bộc lộ thông qua các hành vi cụ thể trong các mối quan hệ xã hội. Hành vi cũng chính là các phương thức tồn tại của conngười, chính vì lẽ đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên thường tồn tại là những dạng hành động tích cực là chủ yếu và phổ biến của các cá nhân hoặc cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai: Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên là hành vi phù hợp với pháp luật đối với thanh niên. Việc phù hợp ở đây được hiểu là pháp luật cấm điều gì làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên thì chủ thể không làm, pháp luật có những quy định gì nhằm tạo điều kiện và bảo vệ quyền
lợi của thanh niên thì chủ thể tích cực tham gia và pháp luật cho phép làm gì thì các chủ thể đưa ra quyết định để tổ chức thực hiện hành vi hoặc không tổ chức thực hiện hành vi phù hợp.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên là một quá trình có mục đích, nó bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Để biến những quyền và nghĩa vụ pháp lý bảo vệ thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện thì cần thiết phải thông qua hàng loạt các hoạt động cụ thể của con người mà các hoạt động đó phải có mục đích, mục tiêu cụ thể.
Các hoạt động cụ thể đó bao gồm: Chủ thể tìm hiểu các quy định của pháp luật có nội dung cụ thể như thế nào, xem xét vị trí, chức năng vai trò của bản thân, ra các quyết định về cách thức, thời gian hoạt động cụ thể. Tất cả các hoạt động đó phải cần thiết xác định mục tiêu cụ thể là bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp và tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàndiện.
Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên có ý nghĩa quan trọng bởi: Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng trực tiếp kế tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn tiếp theo và quyết định tương lai của đất nước. Vì vậy, đòi hỏi mục tiêu, mục đích không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập, xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể mà còn là đòi hỏi đối với các chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thanhniên.
Thứ tư: Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên được bảo đảm bằng cả hệ thống chính trị.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng”. Đồng thời xác định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác thanhniên”.
Thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, khoản 1 Điều 4 Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội”. Nhà nước sử dụng các hình thức bảo đảm pháp lý, sử dụng các tổ chức xã hội hoặc các thiết chế khác nhau phù hợp với đối tượng thanh niên.
Thứ năm, tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên vừa mang tính tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, vừa mang tính xã hội rộng rãi, thông qua các hình thức: chấp hành, tuân thủ, sử dụng và áp dụng Luật Thanh niên.