Hoàn thiện hệ thống pháp luậtvề thanhniên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên ở thành phố hà nội (Trang 96 - 101)

Hoàn thiện pháp luật về TN vừa là giải pháp vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện khung pháp luật, đảm bảo phát huy vai trò quản lý nhà nước và đánh giá đúng hiệu quả tác động của tổ chức thực hiện pháp luật về TN trong cơ quan nhà nước.Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hoàn thiện các qui định về nghiêm cấm TN thực hiện những hành vi trái với pháp luât. Nghiêm cấm TN thực hiện các hành vi sau đây:Vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý;Hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội khác;Mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại. Gây rối trật tự công cộng.Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc TN thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Hoàn thiện các qui định về quyền và nghĩa vụ của TN đối với đất nước, gia đình và xã hội.

Luật Thanh niên năm 2005 dành cả Chương II (08 Điều, từ Điều 9 đến Điều 16) để quy định về quyền và nghĩa vụ của TN, gồm quyền và nghĩa vụ của TN trong học tập; quyền và nghĩa vụ của TN trong lao động; quyền và nghĩa vụ của TN trong bảo vệ Tổ quốc; quyền và nghĩa vụ của TN trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quyền và nghĩa vụ của TN trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi, giải trí; quyền và nghĩa vụ của TN trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; quyền và nghĩa vụ của TN trong hôn nhân và gia đình và quyền và nghĩa vụ của TN trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, những quy định như trên khiến nội dung tổ chức thực hiện pháp luậtvề quyền của TN không có sự tách bạch rõ ràng, cụ thể với nội dung về nghĩa vụ của TN; khó khăn cho TN trong việc xác định đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ phải thực hiện trong các lĩnh vực nhằm nâng cao trách

nhiệm đối với bản thân mình, đối với đất nước; đồng thời cũng gây khó khăn khi ban hành các chính sách, xác định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo, phát huy TN. Hơn nữa, Luật Thanh niên năm 2005 cần sửa đổi theo hướng bổ sung thêm một số quyền của TN bên cạnh những quyền đã được quy định để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc… và tập trung làm rõ các nội dung về quyền phát triển của TN.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển TN Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, Chương trình, Kế hoạch phát triển TN Thành phố.

Tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện hàng năm xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển TN của cơ quan và tại đơn đơn vị.

Triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển TN trong chương trình, kế hoạch phát triển TN Thành phố. Trong đó, tập trung thực hiện tốt một số chỉ tiêu về dạy nghề cho TN; tổ chức hướng nghiệp cho TN, tập trung giải quyết việc làm cho TN; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và giáo dục tiền hôn nhân cho TN,…

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án thực hiện chương trình phát triển TN, kế hoạch thực hiện chương trình phát triển TN Thành phố.

Khảo sát, thu thập số liệu thống kê về tình hình TN làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu về TN.

Bố trí nhân lực, kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch phát triển TN Thành phố.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với TN xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; tổ chức và thực hiện chính sách đối với TN xung phong hiện nay.

Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về TN cho đội ngũ công chức theo dõi quản lý nhà nước về TN của các Sở, ban, ngành; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TN các quận - huyện và công chức giữ chức danh Văn phòng - Thống kê phường, xã, thị trấn.

Tổ chức kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về TN của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận - huyện và phường, xã, thị trấn. Nội dung kiểm tra gồm: Kết quả tổ chức triển khai Chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển TN; Việc ban hành cơ chế chính sách, pháp luật đối với TN; chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm đối với TN; Việc quy hoạch các thiết chế văn hóa cho TN; Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với TN xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Việc thực hiện Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với TN xung phong.

Hoàn thiện trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đối với TN

Khoản 2 Điều 5 Luật Thanh niên năm 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác TN như sau: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác TN;Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác TN theo sự phân công của Chính phủ; c) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác TN ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ”và quy định Uỷ ban quốc gia về TN Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác TN. Tổ chức, hoạt động của Uỷ ban quốc gia về TN Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định” (Điều 6) mà chưa quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng bộ, ngành nào làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TN. Điều này dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật Thanh niên.

Trên cơ sở Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 327-TB/TW ngày 16/4/2010 về việc phê duyệt Đề án tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TN, ngày 13/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 1471/QĐ- TTg thành lập Vụ Công tác TN trực thuộc Bộ Nội vụ để giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện đầy đủ và toàn diện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về TN và công tác TN. Ngày 10/02/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BNV hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác TN làm cơ sở để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công nhiệm vụ cho Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay, Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về TN cho Bộ Nội vụ và thành lập Vụ Công tác TN là đơn vị đầu mối, tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TN. Vì vậy, Luật Thanh niên năm 2005 cần sửa đổi, quy định rõ việc giao Bộ Nội vụ là cơ quan đầu mối tham mưu, giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác TN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TN trên thực tế; khắc phục sự chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về TN là Bộ Nội vụ và cơ quan tư vấn về công tác TN của Thủ tướng Chính phủ là Ủy ban Quốc gia về TN Việt Nam.

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho TN hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để TN học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho TN của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho TN tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ TN trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho TN.

Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho TN học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho TN. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách cho TN, có hướng dẫn cụ thể hoạt động quản lý nhà nước về TN của từng cơ quan, đơn vị.

Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 và ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn, cụ thể hóa Luật Thanh niên.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách đối với TN trên một số lĩnh vực, đối tượng như: dạy nghề, giải quyết việc làm, chính sách đối với TN tình nguyện, TN dân tộc thiểu số, TN khuyết tật, tàn tật, TN sau cai nghiện, sau cải tạo.

Cần quy định chính sách hỗ trợ đối với công chức làm công tác TN, đặc biệt là công chức làm công tác TN tại các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho TN góp nâng cao đờisống văn hóa tinh thần, sức khỏe, thể lực cho TN.

Xây dựng các mô hình điểm về thực hiện công tác quản lý nhà nước về TN tại một số địa phương. Qua đó, nhân rộng, tạo điều kiện để các tỉnh, thành trong cả nước cùng giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác.

Quan tâm tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác TN được đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về TN và quản lý nhà nước về công tác TN trong và ngoài nước.

Xây dựng phần mềm chương trình quản lý nhà nước về TN theo các tiêu chí thống nhất.

Có quy định cho Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trong việc hình thành cơ chế quản lý nhà nước thống nhất các đơn vị sự nghiệp làm công tác TN vàliên quan đến TN.

Hoàn thiện khen thưởng và kỷ luật đối với TN

Một trong những nguyên tắc của việc khuyến khích TN xây dựng và bảo vệ tổ quốc là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thưởng và phạt.Về khen thưởng TN cơ sở pháp lý chủ yếu vẫn là Luật Thi đua khen thưởng.Việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích vật chất đối với tổ chức, cá nhân có thành tích đã được Luật quy định tương đối đầy đủ.Bên cạnh những phần thưởng về tinh thần, những phần thưởng về vật chất cũng có những ý nghĩa nhất định. Vấn đề này cần được pháp luật về TN trên địa bàn thành phố điều chỉnh chính thức và quy định đầy đủ hơn về các nguyên tắc, điều kiện, hình thức, trình tự xử lý các quan hệ phát sinh từ khen thưởng đối TN. Các tiêu chuẩn khen thưởng nên quy định theo hướng nhấn mạnh kết quả công việc và cần có sự định lượng rõ ràng về "thành tích xuất sắc", "thành tích đặc biệt"… để công tác khen thưởng đối với TN đạt hiệu quả thiết thực.

Về kỷ luật đối với TN, có thể thấy các quy định pháp luật về xử lý kỷ luật đối với những TN vẫn còn hạn chế. Quá trình hoàn thiện pháp luật về TN cần quy định rõ khách thể của vi phạm pháp luật; thế nào là vi phạm pháp luật; vi phạm ở mức độ nặng, nhẹ; trách nhiệm liên đới của TN khi vi phạm v.v.. làm cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với TN.

Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chế độ đãi ngộ TN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên ở thành phố hà nội (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)