Ứng dụngcông nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 31 - 38)

1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá ứng dụngcông nghệ thông tin tại các cơ

1.3.2. Ứng dụngcông nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

- Kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu, các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng.

- Hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng.

Để đảm bảo nội dung ứng dụng CNTT phục vụ trong nội bộ và người dân và doanh nghiệp thì các đơn vị cần phải đảm bảo các nội dung sau:

- Cơ sở hạ tầng thông tin:là thành phần cơ bản nhất hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả, đồng thời tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. Hạ tầng thông tin bao gồm hai mảng chính:

Hạ tầng kỹ thuật: hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, trung tâm dữ liệu, các hệ thống xác thực, chứng thực và chữ ký số, trung tâm kết nối, tích hợp ứng dụng và các hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước và truy cập thuận tiện tới các dịch vụ

công qua nhiều hình thức khác nhau.

Hệ thống thông tin và CSDLlớn: các hệ thống thông tin lớn có khả năng dùng chung, phục vụ công tác quản lý, điều hành tổng thể của chính phủ như hệ thống email quốc gia, hệ thống quản lý văn bản tích hợp, các hệ thống phục vụ mục tiêu quản lý xã hội (y tế, giáo dục), phát triển kinh tế (ngân hàng, đầu tư, xây dựng), nâng cao nguồn thu ngân sách (thuế, hải quan); các CSDL quốc gia về dân cư, tài nguyên, tổ chức cán bộ,… tạo điều kiện cho việc phát triển các hệ thống thông tin phía trên nhằm đáp ứng công tác quản lý, điều hành nhà nước cụ thể tại từng cơ quan nhà nước.

- CSDL của các cơ quan nhà nước là tập hợp thông tin được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin của mình và phục vụ lợi ích xã hội.

Cơ sở dữ liệu, dữ liệu đặc tả;

Khuôn dạng biểu mẫu, văn bản, hình ảnh, âm thanh số;

Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên nền tảng công nghệ Internet;

Thông tin số sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (phông chữ, thuật ngữ hành chính, thuật ngữ chuyên ngành).

- Cung cấp nội dung thông tin được thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, tránh phải cung cấp nhiều lần cùng một nội dung thông tin:

Tiếp nhận ý kiến góp ý, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân;

Lưu trữ, xử lý, cập nhật, cung cấp thông tin, trả lời các yêu cầu; Chuyển yêu cầu cung cấp thông tin đến đúng cơ quan có liên quan nếu nội dung yêu cầu cung cấp thông tin vượt quá chức năng, nhiệm vụ

hoặc quyền hạn của cơ quan mình.

Thông tin đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và phù hợp với quy trình công việc liên quan;

Khuôn dạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến;

Giảm thiểu yêu cầu nhập lại những thông tin đã có sẵn trong CSDL. Danh sách các biểu mẫu điện tử tổ chức khoa học, phân nhóm hợp lý, cập nhật kịp thời để giúp các tổ chức, cá nhân có thể tìm chính xác các biểu mẫu cần thiết dễ dàng và nhanh chóng trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.

- Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được xây dựng, duy trì, nâng cấp và cập nhật.

Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định; Hiển thị thông tin nhanh chóng;

Có công cụ tìm kiếm thông tin dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;

Quy định rõ thời hạn tồn tại trực tuyến của từng loại thông tin. Công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.

Hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng. Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá để thu hút người dân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.

Các đơn vị có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của cơ quan nhà nước.

Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách về CNTT được học tập, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.

Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo về kỹ năng ứng dụng CNTT trong xử lý công việc.

- Ưu đãi nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước.

Cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc.

Cán bộ, công chức, viên chức được truy nhập Internet miễn phí tại các cơ quan nhà nước mà mình đang công tác.

Khuyến khích các cơ quan nhà nước ban hành quy định ưu đãi về thu nhập cho nhân lực CNTT trong cơ quan mình; quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, yêu cầu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với việc ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

- Biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT: bố trí đủ cán bộ chuyên trách về CNTT, phù hợp với kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan mình.

- Đầu tư cho ứng dụng CNTT:

+ Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể;

+ Hiện trạng, nội dung, giải pháp và lộ trình thực hiện; + Nội dung về đầu tư theo quy định hiện hành;

+ Dự toán kinh phí;

+ Các điều kiện bảo đảm việc triển khai kế hoạch.

1.3.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước

Tiêu chí ứng dụng nội bộ: Số lượng máy tính (1), máy chủ (2), mạng nội bộ (3), kết nối Internet(4), các phần mềm ứng dụng (5), số lượng cán bộ

chuyên trách CNTT (6), tỷ lệ cán bộ sử dụng máy tính (7), tỷ lệ cán bộ được cung cấp hộp thư điện tử (7), tỷ lệ văn bản được trao đổi qua môi trường mạng (7), tỷ lệ ứng dụng được triển khai (8), tỷ lệ thông tin được điều hành qua môi trường mạng (9), Điều hành công việc qua môi trường mạng, các phần mềm được sử dụng trong quản lý tài chính – kế toán, tin học hóa việc tiếp nhận (10) và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa (11), quản lý nhân sự, quản lý tài sản, quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo.

Tiêu chí ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp: Thông qua môi trường mạng được đánh giá theo các tiêu chí chính sau: (1) Thông tin giới thiệu của cơ quan và của từng đơn vị trực thuộc, (2) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan, (3) Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, (4) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành, (5) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công, (6) Chức năng tích hợp ứng dụng (7) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Tiêu chí đánh giá cụ thể:

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước

TT Tiêu chí Đầy Chƣa Chƣa

đủ đầy đủ

1 Giới thiệu đơn vị 6 3 0

Có thông tin giới thiệu về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và của từng đơn vị trực thuộc, có thông tin liên

hệ của Lãnh đạo 3 2 0

Các phòng ban và cán bộ công chức của cơ

3 2 0

Có hệ thống văn bản quy phạm pháp

2 luật chuyên ngành và văn bản pháp luật 12 6

có liên quan

- Danh sách các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành 2 1 0

- Cho phép tải các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành 2 1 0

- Cho phép đọc được các văn bản quy phạm

2 1 0

pháp luật có liên quan thông qua liên kết - Phân loại các văn bản quy phạm pháp luật

theo lĩnh vực, ngày ban hành, cơ quan ban 2 1 0 hành...

- Tham chiếu giữa các văn bản để dễ theo

dõi 2 1 0

- Công cụ tìm kiếm đặc thù cho trang thông

tin 2 1 0

Quy trình, thủ tục hành chính đƣợc thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của

3 ngƣời chịu trách nhiệm trong từng khâu 4 0

thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính

- Thông tin hướng dẫn thủ tục (các bước

thực hiện, quy trình, thời hạn, lệ phí, ...) 2 1 0 (mức độ 1)

- Các thông tin ở mức độ 1 và cho phép tải

2 1 0

biểu mẫu về (mức độ 2)

Nội dung thông tin trên website Thông

4 tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn 6 0

thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch chuyên ngành

- Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách,

2 1 0

chiến lược, quy hoạch của ngành/địa phương.

- Thông tin hoạt động của đơn vị. 2 1 0 - Thông tin có tính cập nhật và tần suất cập

2 1 0

nhật tin ít nhất 01 tin/ngày

5 Cung cấp thông tin về dự án, hạng mục 2 1 0

đầu tƣ, đấu thầu, mua sắm công

6 Các ứng dụng tích hợp trên website 6 0

Gửi giấy mời qua mạng 2 1 0

Điều hành tác nghiệp 2 1 0

Quản lý văn bản 2 1 0

7 Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân 14 7

Cho phép nêu ý kiến đóng góp, thắc mắc,

6 3 0

khiếu nại

Liên lạc được tới các cán bộ xử lý trực tiếp 4 2 0 Trả lời ý kiến đóng góp, thắc mắc, khiếu nại 4 2 0

Tổng cộng 50 16 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)