Phương hướng ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 109 - 112)

3.1. Quan điểm, phương hướng ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở

3.1.2. Phương hướng ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh

tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Phương hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

- Nâng cấp, đầu tư đồng bộ hệ thống mạng nội bộ, thiết bị CNTT của các Sở, Ban, ngành, đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo 100% các đơn vị kết nối mạng WAN với UBND tỉnh.

- Tỷ lệ máy tính/CBCC: Cấp tỉnh, huyện: 100%.Đảm bảo 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện, 100% đơn vị cấp xã được trang bị Server; sữa chữa, bảo trì thiết bị cũ/hỏng.Bổ sung thêm thiết bị: máy chủ, firewall, thiết bị mạng, cài đặt và cấu hình các công cụ bảo mật,… cho các cơ quan thuộc các Sở.

- Xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh hiện đại, đảm bảo dung lượng lưu trữ, xử lý dữ liệu phục vụ vận hành CQĐT tỉnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, bảo mật thông tin của hệ thống.

Phương hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT

Mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút, tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo, nghiên cứu và triển khai CNTT, đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các trung tâm đào tạo, các trường đại học trong và ngoài địa bàn tỉnh với các khu công nghiệp, các khu chế xuất cũng như các nhà máy.

Đẩy mạnh xã hội hoá và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo, thu hút mọi thành phần đào tạo nguồn nhân lực CNTT có chất lượng.Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy CNTT tại tỉnh.

Đến 2020, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho 100%CBCCVC thành thạo: tin học văn phòng, làm việc qua môi trường mạng, các kiến thức về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.100% các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên về CNTT hoặc tương đương. Đặc biệt chú trọng

đến công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ chuyên trách về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO) cho từng ngành, địa phương trong tỉnh. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, và họp Hội đồng CIO của tỉnh để tham mưu về công tác phát triển ứng dụng CNTT.

Có cơ chế chính sách hợp lý nhằm chống chảy máu chất xám và bảo vệ quyền lợi người lao động một cách chính đáng.

Phương hướng phát triển ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ các Sở và phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cung cấp đầy đủ thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của tất cả các cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Bảo đảm 100% các thông tin, văn bản chỉ đạo, điều hành (không mật) của các cấp lãnh đạo được đưa lên cổng thông tin điện tử.

- 100% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử công vụ trong công việc. 100% CBCCVC được cấp chứng thư số.

- 100% các văn bản, tài liệu (trừ văn bản loại mật, hồ sơ) của các cơ quan nhà nước các cấp được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số.

- 90% các cơ quan, đơn vị có hệ thống CSDL quản lý chuyên ngành. Xây dựng, nâng cấp và triển khai 15 CSDL chuyên ngành trọng điểm của tỉnh. Xây dựng HTTT địa lý (GIS) phục vụ quản lý giao thông, giáo dục, y tế, an ninh, chính trị, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp…

- Triển khai ứng dụng một cửa điện tử: 100% Sở, ban, ngành; liên thông xử lý hồ sơ từ cấp xã đến cấp tỉnh.

- Hình thành kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Cung cấp khoảng 500 dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Phương hướng đảm bảo an toàn thông tin

- Xây dựng hệ thống bảo mật, phòng chống virus.

- Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin cấp tỉnh.

- 100% các ngành của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố có Quy chế đảm bảo an toàn thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)