Đối với tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 123 - 132)

3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và chính quyền tỉnh Quảng Nam

3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam

- Hạ tầng là yếu tố cần thiết đầu tiên trong việc triển khai các ứng dụng CNTT. Xây dựng hạ tầng đồng bộ sẽ quyết định được tính hiệu quả của việc triển khai ứng dụng CNTT, giúp tiết kiệm chi phí, tránh đầu tư trùng lặp.Việc đầu tư ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đồng bộ với kết cấu hạ tầng đô thị, đáp ứng khoa học, hiện đại về quản lý và khai thác có hệu quả về con người, tài chính và hạ tầng thiết yếu. Xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ và kết nối liên thông các HTTT và CSDL dùng chung trong toàn tỉnh.Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT trong QLNN trước hết là trong lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, người dân.

- Thiết lập các ứng dụng đơn giản và thân thiện với người dân: CNTT càng phát triển, mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, con người ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới. Tuy nhiên, những cỗ máy quá phức tạp, không thân thiện với con người sẽ là rào cản cho việc triển khai các ứng dụng vào trong cuộc sống. Giao diện càng thân thiện càng dễ sử dụng và dễ phổ biến đối với tất cả mọi người và được chấp nhận nhanh

chóng. Trong CPĐT cũng vậy, bất cứ dự án nào dù đột phá tới đâu nhưng khó tiếp cận đối với người dân sẽ đều đi đến những thất bại.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT là giải pháp đột phá có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Tuyển dụng nhân lực CNTT chất lượng cao, kết hợp với đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức mới cho nhân lực hiện có. Đồng thời, phải có chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương và các biện pháp tăng thu nhập thích hợp.

Đào tạo cán bộ công chức: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho cán bộ công chức trong toàn tỉnh về kiến thức và kỹ năng Quy hoạch phát triển và ứng dụng CNTT, an toàn an ninh thông tin để có thể thực hiện các quy trình tin học hóa về nghiệp vụ và tác nghiệp. Đồng thời, tiến hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức tuyển dụng mới về kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung, cũng như chuyên ngành theo đúng quy định.

Đào tạo cán bộ phụ trách CNTT: Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng, quản lý và giám sát các dự án ứng dụng CNTT, an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT; đào tạo chuyên sâu theo chuyên đề cho các cán bộ phụ trách CNTT nhằm thực hiện tốt vai trò tham mưu liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT.

Đào tạo cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO): Triển khai các chương trình đào tạo tập huấn hội nghị về vai trò quản lý, chỉ đạo tổ chức ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ, quản lý chi phí và rủi ro; kỹ năng nhận diện và đánh giá những phát triển công nghệ mới; kỹ năng tư duy và chuyển giao các dự án CNTT đúng thời gian và trong khuôn khổ ngân sách giúp tỉnh thực hiện tốt xây dựng CQĐT.

- Thiết lập chính sách an ninh, an toàn thông tin trong từng cơ quan.

Cần được cụ thể hóa bằng các văn bản qui định, quy chế an ninh, an toàn thông trên môi trường CNTT nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức về an ninh và an toàn thông tin trên môi trường CNTT; Kết hợp tổ chức tập huấn các chuyên đề về quản lý thông tin, quản lý mật khẩu, mã hoá thông và chữ ký điện tử. Đối với các chương trình có sử dụng mã thực trên môi trường mạng, áp dụng bắt buộc sử dụng các giao thức mã hoá thông tin trong truyền đổi dữ liệu như: HTTPS, FTPS, POPS và IMAPS. Hướng đến xây dựng hệ thống quản lý an ninh, an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000 (ưu tiên triển khai thí điểm cho các đơn vị ứng dụng CNTT mạnh, có nhiều dịch vụ công được cung cấp).

- Bố trí kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm và 5 năm đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT bằng ngân sách của tỉnh.Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch được phê duyệt. Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh ghi Mục, loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật CNTT.

KẾT LUẬN

Công nghệ thông tin là ngành đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp mới, công nghiệp thông tin trước thềm của một kỷ nguyên mới của loài người, kỷ nguyên của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, đồng thời là ngành có những đặc thù đặc biệt trong quá trình mở cửa hội nhập.

Với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo, chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã đề ra. Vai trò của công nghệ thông tin là rất quan trọng. Vì vậy việc hoàn thiện các giải pháp về ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa nền hành chính là một yêu cầu cấp bách.

Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương của Nhà nước về ứng dụng, phát triển CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT. Tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những kết quả đạt được hết sức quan trọng của công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Qua phân tích từ thực tế tình hình triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ ra và làm rõ những hạn chế, tồn tại về ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. Đồng thời góp phần làm rõ hơn sự vận dụng những quan điểm lớn của Đảng trong quá trình hội nhập và phát triển chung trong nền kinh tế thế giới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh và sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới về mọi lĩnh vực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UBND tỉnh Quảng Nam, Báo cáo số 626/ BC-SNV ngày 20/5/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam về Chỉ số PCI, Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Nam năm 2015;

2. Bộ Thông tin và Truyền Thông, Báo cáo ICT Index năm 2015, NXB Thông tin và Truyền thông;

3. Bộ Thông tin và Truyền Thông, Sách trắng Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, NXB Thông tin và Truyền thông;

4. Phan Đình Diệu, Công nghệ thông tin, tin học hóa quản lý hướng tới một xã hội thông tin và tri thức, Viện Công nghệ thông tin;

5. Văn Tất Thu, Hoàn thiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo và điều hành công việc của Lãnh đạo ban Tổ chức – cán bộ chính phủ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính hiện nay;

6. Đoàn Phan Tân, Thông tin học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001; 7. http://www.pcivietnam.org/quang-nam Cổng thông tin chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

8. UBND tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch số 6034/KH-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Kế hoạch

ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan NN tỉnh QN năm 2016;

9. Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, chính thức có hiệu lực từ ngày

01/03/2006;

10. Lưu Thị Tươi (2015), Luận văn thạc sỹ: Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng, Học viện Hành chính Quốc gia;

11. Đặng Hữu Đạo, Một số vấn đề tin học hóa quản lý nhà nước ở Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin;

12. Chính phủ, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

13. Chính phủ, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử;

14. Chính phủ, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

15. Chính phủ, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT;

16. Chính phủ, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Thủ tướng Chính PhủV/v ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

17. Chính phủ, Nghị định về thương mại điện tử số 57/2006/NĐ-CP, Ngày 9/6/2006;

18. Chính phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2011-2020;

19. Chính phủ, Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

20. Ngô Trung Việt, Phân tích và thiết kế Tin học hệ thống Quản lý-Kinh doanh-Nghiệp vụ. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1995;

21. Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài (2012), Chính phủ điện tử, NXB Thông tin và Truyền thông;

22. Nguyễn Đăng Khoa, Hệ thống thông tin quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2009;

23. Nguyễn Đăng Khoa, Thông tin trong quản lý HCNN, Trung tâm THHC&CNTT – Học viện Hành chính Quốc gia 2013;

24. Nguyễn Khắc Khoa, Tập bài giảng về Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý;

25. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Tài liệu bồi dưỡng Ứng dụng CNTT cho lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước, Dự án hỗ trợ Học viện Hành chính Quốcgia DANIDA-NAPA, Hà Nội 2006;

26. Nguyễn Văn Ba, Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003;

27. Patricia J. Pascual (2003), Chính phủ điện tử, Nhóm công tác e- ASEAN, UNDP – APDIP;

28. UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba (khóa

XXI) về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;

29. Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 ban hành Quy chế quản lý và cung cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang điện tử trên internet;

30. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 -2010;

31. Thông tin trên các Website: Chính phủ, Bộ Nội Vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Tin học hóa của Bộ TT&TT...

32. Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2012.

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN

(Dành cho học viên cao học nộp cho Chủ nhiệm lớp)

Kính gửi: - Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn - Người hướng dẫn luận văn - Lãnh đạo Khoa Sau đại học

Họ và tên học viên: Trần Ngọc Liên Ngày, tháng, năm sinh: 25/02/1978

Lớp cao học: HC20.T4 Niên khóa: 2015- 2017

Cơ quan công tác: Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam

Đã bảo vệ luận văn về đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa nền hành chính.

theo Quyết định số: 3232/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia

Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Bế Trung Anh

Cơ quan công tác của người hướng dẫn: Học viện Dân tộc Ngày bảo vệ: 23/7/2017 Kết quả bảo vệ: 9,0 điểm

Thực hiện kết luận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn (có bản phôtô kết luận kèm theo), Em đã hoàn thành việc bổ sung, sửa chữa những nội dung sau:

Phần mở đầu: Chỉnh sửa một số nội dung theo yêu cầu của Phản biện 2 như sau:

+ Mục tiêu được viết lại là: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện hiện đại hóa nền hành chính tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam.

+ Phương pháp luận, tiếp cận vấn đề nghiên cứu được viết lại là: Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa nền hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Chương 1: Không có yêu cầu sửa chữa.

Chương 2: chỉnh sửa một số nội dung theo yêu cầu của Phản biện 1 và Phản biện 2 như sau:

+ Tiết 2.1 được sửa lại tiêu đề như sau: Khái quát về tỉnh Quảng Nam và các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam

+ Tiết 2.2 được sử lại tiêu đề như sau: Phân tích thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015 + Tiết 2.3 được sử lại tiêu đề như sau: Đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015.

Chương 3: chỉnh sửa một số nội dung theo yêu cầu của Phản biện 1 và Phản biện 2 như sau:

+ Tiết 3.1 được sửa lại tiêu đề như sau: Quan điểm, phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam.

Về hình thức trình bày: Chỉnh sửa lại cách trình bày tài liệu tham khảo theo yêu cầu của Phản biện 2.

Em cam đoan về tính trung thực của những nội dung đã bổ sung, sửa chữa trên đây.

Xác nhận của chủ nhiệm lớp ..., ngày... tháng... năm 201...

Ngƣời viết đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 123 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)