Quan điểm ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 107 - 109)

3.1. Quan điểm, phương hướng ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở

3.1.1. Quan điểm ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh

Quảng Nam đến năm 2020

Như đã trình bày ở phần mở đầu, chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta đó có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đó khẳng định phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng và phát triển CNTT là giải pháp hàng đầu cho quá trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó nêu rõ: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Văn bản này được các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) đánh giá là một bước tiến dài so với Chỉ thị 58-CT/TW, được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho CNTT Việt Nam, để Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT. Trong Nghị quyết 36, Bộ Chính trị xác định rõ những mục tiêu ngành CNTT Việt Nam cần đạt được thời gian tới: “CNTT phải được ứng

dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thànhquốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT”.Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin; thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình CCHC, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, từng bước đưa hoạt động của nền hành chính công theo mô hình “nền hành chính điện tử”. Theo tinh thần của Chỉ thị 58-CT/TW và Nghị quyết 36-NQ/TW, việc ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam cần chú ý một số quan điểm sau:

(i) Các cơ quan Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.

(ii) Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Ứng dụng CNTT phải gắn liền với CCHC, phải đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành của các cơ quan.

(iii) Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Coi hạ tầng thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng. Xây dựng hạ tầng CNTT phải đảm bảo tính hiện đại và hệ thống, chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin trong nước và quốc tế; Phải có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin. (iv) Ứng dụng CNTT phải hướng đến phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Cần tập trung phát triển các dịch vụ điện tử cung cấp dịch vụ công, đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời phải tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xã hội, ở mọi nơi có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng CNTT.

(v) Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc ứng dụng CNTT. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin; Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)