Tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 117 - 119)

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc

3.2.7. Tính khả thi của các giải pháp

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36ª/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về Chính phủ điện tử.

Kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã kiềm chế được lạm phát, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng ở mức khá và đột biến ở cuối giai đoạn, thực hiện tốt an sinh xã hội và giảm nghèo đạt kết quả đáng kể. GRDP tăng bình quân trên 13,6%/năm; GRDP bình quân đầu người trên 40 triệu đồng (gấp 2,3 lần so với 2010). Năm 2015, ngành công nghiệp ô tô tăng đột biến sản lượng trên 85%, giá trị sản xuất chiếm trên 47% tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh; thu ngân sách trên địa bàn lần đầu tiên vượt cao so dự toán và tăng cao so cùng kỳ (đạt 15 ngàn tỷ đồng; thu nội địa trên 9,6 ngàn tỷ đồng, trong đó: ôtô chiếm hơn 60%), xếp top 12 tỉnh, thành phố cả nước. Năm 2016 GRDP (giá so sánh 2010) đạt trên 53 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân 20 năm (1997-2016) đạt 10,9%/năm; quy mô kinh tế (giá hiện hành) đạt gần 69 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 3 tỷ USD, gấp gần 27 lần năm 1996. Với những thành tựu đạt được qua các năm thì giải pháp về tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước có tính khả thi cao nhất.

Giải pháp về nguồn nhân lực: Hiện nay, các Sở phần lớn cán bộ công chức đều có bằng B tin học hoặc chứng chỉ tin học văn phòng, ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức ngày càng được nâng cao. Mặc

khác độ tuổi trung bình cán bộ công chức các Sở thuộc tỉnh khoảng 37-40 tuổi, do đó nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh đáp ứng yêu cầu đề ra. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 01 trường đại học và 03 trường cao đẳng có đào tạo chuyên ngành CNTT. Đây chính là nền tảng cho giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.

Giải pháp môi trường chính sách: Việc ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXXI, nhiệm kỳ 2015- 2020 tỉnh đề ra. Trên cơ sở của Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/2/2017 về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghệ thông tinh tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”.

Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam được thành lập tại Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3 tháng 01 năm 2016 đã tạo điều kiện cho các Sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT để kết nối dữ liệu thông tin; là giải pháp gián tiếp để các Sở đầu tư phát triển CNTT tại đơn vị mình.

UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh Thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam và giao cho Sở TTTT chủ trì triển khai thực hiện. Thực tế hiện nay, Sở TTTT đã làm rất tốt các nhiệm vụ và chức năng được giao. Do vậy tính khả thi để triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên là hoàn toàn có cơ sở....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)