Chủ thể thực thi chínhsách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 73)

Chính sách bồi dưỡng công chức là tập hợp các quyết định có tính gắn kết nhằm lựa chọn các mục tiêu và giải pháp thực hiện để giải quyết những vấn đề theo mục tiêu đã xác định. Do đó, chủ thể tham gia thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức bao gồm:

- Chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách: các cơ quan, đơn vị và tổ chức cótrách nhiệm thực hiện nội dung của chính sách bồi dưỡng công chức. Bên cạnh đó cũngbao gồm cả đội ngũ công chức thuộc cơ quan chuyên môn - đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Hay nói cách khác, chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức là cơquan, đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ QLNN về công chức cấp huyện - Phòng Nội vụ.

- Chủ thể gián tiếp thực hiện chính sách: các cơ quan, đơn vị và tổ chức cótrách nhiệm phối kết hợp trong công tác tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức. Cụ thể, trong thực hiện chính sách bồi dưỡng công chứctại cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có sự phối kết hợp của cácbên hữu quan như phòng Tài chính, Phòng Giáo dục và đào tạo,...Theo đó, sau khi ban hành chính sách để thực hiện chính sách một cách cụthể cần có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng của nhiều các chủ thể khác nhaumang tính liên ngành, đa ngành. Vì thế, để đảm bảo chính sách có tính khả thi, tínhđúng

đắn và đạt được các mục tiêu của chính sách cần phải có kế hoạch, phân công,phối hợp thực hiện giữa các bên liên quan.

- Chủ thể ban hành chính sách bồi dưỡng công chức: các cơ quan có thẩm quyền banhành chính sách bao gồm, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ.

1.3. Quy trình thực thi chính sáchbồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện

Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡng công chức nói chung và công chức tại CQCM thuộc UBND huyện được thực hiện thông qua 6 bước sau:

1.3.1.Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Thực hiện chính sách nói chung và thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện nói riêng là một quá trình tương đối phức tạp, có thể diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy phải xác định được công tác lập kế hoạch, chương trình để các bên triển khai thực hiện một cách chủ động có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo đó, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng bao gồm rất nhiều các nội dung khác nhau: kế hoạch về thời gian thực hiện chính sách; kế hoạch tổ chức, điều hành; kế hoạch phân công phối hợp thực hiện; cung cấp các nguồn vật lực; kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách và kế hoạch dự kiến quy chế, nội quy….

1.3.2.Phổ biến tuyên truyền thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Nhằm triển khai thực hiện chính sách theo kế hoạch, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi dưỡng có ý nghĩa vai trò rất quan trọng với cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách. Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền sẽ giúp cho công chức là những đối tượng thụ hưởng chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu, tính khả thi, tính đúng đắn của chính

sách bồi dưỡng trong giai đoạn thực hiện chương trình cải cách hành chính hiện nay để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của chính sách đã ban hành.

Đồng thời giúp cho mỗi công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được tính chất, quy mô của chính sách từ đó nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thực hiện các mục tiêu và triển khai chính sách có hiệu quả. Để công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ công chức phải am hiểu mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của chính sách bồi dưỡng công chức, phải nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác phổ biến, tuyên truyền đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó có sự lựa chọn các kỹ năng, biện pháp phổ biến, tuyên truyềncho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị.

1.3.3.Phân công phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Chính sách bồi dưỡng có tác động rất lớn, hướng tới nhiều tập thể và cá nhân tham gia thực hiện bao gồm cơ quan thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, từng mục tiêu của chính sách bồi dưỡng cũng phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian.

Bởi vậy, muốn thực hiện chính sách một cách có hiệu quả đòi hỏi cần có sự phân công, phối hợp trong thực hiện giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và đội ngũ công chức. Thông thường công tác phân công, phối hợp thực hiện chính chính sách diễn ra với sự tham gia của các cơ quan như Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ…Trong hoạt động này cần lưu ý tới đặc điểm, thế mạnh của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị trong phối hợp thực hiện chính sách tránh tình trạng chống chéo, trùng lắp, không rõ trách nhiệm hoặc không đủ năng lực thực hiện chính sách.

Bởi thực tiễn chứng minh rằng hiệu quả, kết quả thực hiện phụ thuộc phần lớn vào năng lực thực hiện, khả năng phối hợp giữa các bên thực hiện. Do vậy, để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan, cá nhân…

1.3.4.Thường xuyên duy trì công tác thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Việc duy trì chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng bảo đảm chính sách này tồn tại và bền vững. Để có thể duy trì thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức theo định hướng mục tiêu cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện, đánh giá thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt việc duy trì chính sách.

Thường xuyên kiểm tra giúp nhà quản lý nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện từ đó có những điều chỉnh để duy trì chính sách. Bên cạnh đó, phải quan tâm đến đánh giá thực hiện chính sách để các đối tượng thực hiện chính sách bồi dưỡng biết được những hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó nhận thức đúng vị trí, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực hiện chính sách.

Việc kiểm tra, đánh giá nhằm chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện giúp duy trì, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng các cơ quan, tổ chức và cá nhân công chức thực hiện chính sách cần có những tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì chính sách trong điều kiện thực tế. Bởi trong quá trình thực hiện do môi trường thực hiện luôn biến đổi hoặc gặp những khó khăn, tác động nhất định. Do đó, đòi hỏi đội ngũ công chức khi thực hiện chính sách bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức nhất định để đảm bảo có thể tạo lập được một môi trường thuận lợi nhất cho quán trình thực hiện chính sách trong điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

1.3.5. Điều chỉnh những nội dung không phù hợp với thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Điều chỉnh chính sách là hoạt động cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức bởi môi trường thực hiện chính sách luôn luôn thay đổi so với môi trường trước khi ban hành chính sách.

Theo đó, quá trình điều chỉnh chính sách được hiện thực bởi những cơ quan có thẩm quyền nhằm điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách bồi dưỡng thì cơ quan đó được quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế lại rất linh hoạt, các cơ quan các cấp, các ngành có thể chủ động đưa ra các biện pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách miễn là không được làm thay đổi mục tiêu chính sách. Bởi vì chỉ có thể điều chỉnh và bổ sung biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu chứ không được làm thay đổi mục tiêu, nếu điều chỉnh mục tiêu thì chính sách coi như bị thất bại. Hoạt động điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách cần phải chính xác và hợp lý nếu không sẽ làm chệch hướng mục tiêu chính sách bồi dưỡng công chức đã đề ra. Từ yêu cầu trên, đòi hỏi đội ngũ công chức thực hiện chính sách bồi dưỡng phải có năng lực, kiến thức và kỹ năng tốt để có thể đề xuất các biện pháp phát hiện, điều chỉnh chính sách một cách hợp lý, bảo đảm mục tiêu của chính sách.

1.3.6.Thường xuyên kiểm tra thực hiện và tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn

Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách là hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức có thẩm quyền theo quy định, thông qua công cụ đảm bảo trong quá trình thực hiện như nội quy, quy chế, quy định…nhằm làm cho các chủ thể thực hiện chính sách nêu cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.

Thực tế cho thấy trong quá trình tổ chức thực hiện chính sáchbồi dưỡng không phải cá nhân, cơ quan, đơn vị nào cũng làm tốt, làm đúng vì thế cần có hoạt động đôn đốc, theo dõi để vừa có thể thúc đẩy các chủ thể nỗ lực hơn nữa trong thực hiện chính sáchbồi dưỡng công chức, vừa có thể phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi, nguy cơ vi phạm quy định, nội quy, quy chế trong quá trình thực hiện chính sách. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp

nhằm chấn chỉnh việc thực hiện chính sách góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chính sách bồi dưỡng.

Để đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách, công chức cần phải am hiểu sâu sắc mục tiêu của chính sách, đối tượng thụ hưởng của chính sách và các quy định, công vụ, giải pháp thực hiện chính sách. Cần nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch thực hiện chính sách, các quy chế, nội quy trong thực hiện chính sách. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cần phải thu thập, cập nhật đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức. Từ đó, phân tích, xử lý thông tin một cách chính xác tránh những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách.

Trong quá trình duy trì chính sách các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi chính sách hết hiệu lực. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là hoạt động nhằm đưa ra những kết luận, đánh giá về sự điều hành và chấp hành của các đối tượng liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức. Cụ thể, hoạt động đánh giá, tổng kết về chỉ đạo, điều hành và chấp hành thực hiện chính sách bồi dưỡng nhằm vào đối tượng là các cơ quan nhà nước trong quá trình ban hành và thực hiện chính sách. Cơ sở để đánh giá, tổng kết là các kế hoạch được giao và căn cứ vào những nội quy, quy chế đã được xây dựng. Đồng thời, cần có sự kết hợp sử dụng một số các văn bản quy phạm, văn bản liên tịch để có thể xem xét, đánh giá tình hình phối hợp thực hiện chính sách của nhà nước với các tổ chức chức chính trị - xã hội.

Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi dưỡng của các đối tượng công chức tham gia quá trình thực hiện, bao gồm cả đối tượng thụ hưởng từ chính sách. Qua trình đánh giá thường hướng tới tinh thần hưởng ứng việc thực hiện mục tiêu của chính sách cũng như đánh giá ý thức chấp hành những quy định, quy chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của chính sách bồi dưỡng. Để tổng kết, đánh giá chính xác, ngoài các tiêu chí ra còn phải căn cứ vào các nguyên tắc đó là toàn diện, công bằng và khách quan. Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm phải chỉ ra được chính xác các ưu điểm, nhược kiểm, kinh nghiệm thực hiện chính sách. Từ đó, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và các công chức phải có trình độ, kiến thức và kỹ năng nhất định mới có thể đánh giá, tổng kết và rút ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách. Trong các bước trên thì bước tổ chức thực thi là quan trọng nhất vì đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo, ở bước này đã dự kiến cả việc triển khai thực hiện kế hoạch phân công thực hiện, kiểm tra... Hơn nữa tổ chức thực thi là quá trình phức tạp do đó lập kế hoạch cũng là việc làm cần thiết và quan trọng.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện

1.4.1.Các yếu tố kháchquan

Đó là các yếu tố tác động bên ngoài chính sách, vận hành theo quy luật khách quan, có tác động trực tiếp đến công chức và gián tiếp đến kết quả thực hiện chính sách. Các yếu tố khách quan cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, tính chất vấn đề chính sách bồi dưỡng công chứclà yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thuận lợi hay khó khăn, kìm hãm hoặc phát triển quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Nếu thấy được tính chất quan trọng của chính sách bồi dưỡng công chức thì trong quátrình thực thi chính sách sẽ gặp được thuận lợi hơn so với các vấn đềchính sách khác. Nói cách khác, tính chất

vấn đề chính sách bồi dưỡng công chức là yếu tốtrực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện thuận lợi hay khó khăn, nhanh hay chậm đếnquá trình thực thi chính sách.

Thứ hai, môi trường thực thi chính sách là yếu tố liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh,… Môi trường chính sách là nơi mà chính sách được tổ chức thực hiện.Theo đó, môi trường thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức có nhiềuthuận lợi nhất định: được Đảng, Nhà nước quan tâm, có môi trường chính trị ổn định, các cấp chính quyền có nhận thức cao về vị trí, vai trò, tầm quan trọng củachính sách bồi dưỡng công chức, nhiệt tình ủng hộ, các tổ chức quốc tế đánh giácao và hợp tác tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Thứ ba, mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách có liên quan đến sự thống nhất về lợi ích giữa các đối tượng chính sách khi thực hiện mục tiêu chính sách. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách, các đối tượng thống nhất được lợi ích sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách một cách hiệuquả.

Thứ tư, tiềm lực của đối tượng chính sách nghĩa là năng lực của công chứctại các cơ quan chuyên môn. Thông qua đó để phân chia các nhóm đối tượng để bồi dưỡng cho phù hợp.Trong trường hợp vì lí do kinh tế mà đội ngũcông chức - đối tượng thụ hưởng chính sách, không thể tiếp cận được với các mục tiêucủa chính sách thì coi như chính sách đó thất bại. Bên cạnh đó, các đối tác khôngnhiệt tình tham gia thì mục tiêu chính sách cũng không đạt được.

Thứ năm, đặc tính của đối tượng chính sách là bản tính đặc trưng mà đối tượng có được hoặc do môi trường tạo ra trong quá trình làm việc. Những đặc tính này liên quan đến tính tự giác, tính độc lập, tính kỷ luật, sự quyết tâm,… Do vậy các chủ thể chính sách cần khuyến khích hay kìm hãm để có kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện chínhsách.

1.4.2.Các yếu tố chủquan

Yếu tố chủ quan là yếu tố liên quan đến các cơ quan, đơn vị, công chức tại các cơ quan chuyên môn tham gia trong quá trình thực hiện chính sách bồi

dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn. Một số yếu tố chủ quan có ảnh hưởng gồm:

- Thứ nhất, thực hiện đúng và đầy đủ các bước của qui trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn theo kế hoạch đã đề ra. Các bước thực hiện phải khoa học và bắt buộc, nếu không quá trình thực hiện có thể thất bại hoặc hiệu quả khôngcao.

- Thứ hai, năng lực thực thi chính sách của công chứctrong bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan quyết định đến kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn. Năng lực thực thi chính sách của công chứcbao gồm các tiêu chí về đạo đức, phẩm chất, năng lực để chủ động ứng phó những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Công chứcđược giao tổ chức thực hiện chính sách cần có tinh thần trách nhiệm cao, làm chủ các tác động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện để chính sách thực sự có kếtquả.

Thứ ba, điều kiện vật chất trong quá trình thực thi chính sách. Đó chính là việc đầu tư các điều kiện vật chất để đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách có hiệu quả.

Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của công chức tại các cơ quan chuyên môn là yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách. Chính sách đáp ứng được nhu cầu lợi ích của công chức thì sẽ được công chức ủng hộ thực hiện, còn không phù hợp sẽ bức xúc, không thực hiện.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, học viên đã nêu rõ khái niệm về công chức nói chung và công chức tại các CQCM nói riêng. Đồng thời, chương này còn làm rõ những vấn đề về chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: xác định rõ vai trò cũng như chủ thể của chính sách bồi dưỡng đối với công chức tại các cơ quan chuyên môn; quy trình thực thi chính sách bồi dưỡngvà các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bồi dưỡng công chức tại các CQCM thuộc UBND huyện.

Với những nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung tại Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng đối với công chức ở các cơ quan chuyên môn tại UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tại Chương 2

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC THICHÍNH SÁCHBỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠICÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Tình hình công chức tạicáccơquanchuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy

2.1.1. Khái quát về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Thủythực hiện chứcnăng tham mưu, giúp UBND huyện Thanh Thủy QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện Thanh Thủy và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự Thanh Thủy quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địaphương.Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Thủy chịu sự chỉ đạo, quản lý vềtổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và côngtác của UBND huyện Thanh Thủy, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của CQCM thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Thực hiện theo nghị định số 37/2014/NĐ-CP ban hành ngày 05/05/2014 về quy định tổ chức các CQCM thuộc UBND huyện, huyện Thanh Thủy tổ chức thành các phòng chuyên môn cụ thể như sau:

Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)