Cần tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng cho công chức tại các cơ quan chuyên môn, để từ đó yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề một cách kịp thời. Mặc khác, phối hợp với chính quyền cấp dưới (xã, phường) trong việc đánh giá chất lượng sau khi bồi dưỡng của công chức tại các cơ quan chuyên môn để có những kiến nghị kịp thời lên cấp có thẩm quyền rút kinh nghiệm, bổ sung nội dung, chương trình trong công tác bồi dưỡng có hiệu quả đối với cán bộ sau này.
Tiểu kết Chương 3
Những khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chứctại các CQCM của huyện thời gian qua cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành công trong công tác bồi dưỡng đội ngũ công chứctại các CQCM, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính, vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng đội ngũ công chứctại các CQCM của tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém. Do đó, để công tác bồi dưỡng đội ngũ công chứctại các CQCM đạt kết quả tốt hơn, huyện cần tiếp tục nhận thức sâu sắc những cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chứcvà phân tích thấu đáo tình hình thực tế để có biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả những bất cập nêu trên. Những giải pháp, kiến nghị mà luận văn nêu ra đã được tiếp cận từ những đánh giá thực trạng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là kết quả bước đầu của sự tìm tòi, nghiên cứu. Mặc dù chúng có tính hợp lý, khả thi ở một mức độ nhất định, song chắc rằng vẫn còn chưa thật đầy đủ và đồng bộ. Nhưng rõ ràng cho thấy đây là một hướng nghiên cứu cần được tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa.
KẾT LUẬN
Công tác bồi dưỡng CBCCnói chung cũng như bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn nói riêng đã và đang ngày càng được khẳng định rõ vai trò trong việc hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công việc, vị trí việc làm của từng cán bộ công chức trong thực tiễn hiện nay. Vì vậy, thông qua các hình thức cử cán bộ tham gia các khóa (lớp) bồi dưỡng sao cho phù hợp, có hiệu quả thiết thực sẽ góp phần xây dựng đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn luôn có phẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, kỹ năng trong công tác, xử lý những tình huống phát sinh khó khăn trong thực tiễn, có tính chuyên nghịêp cao, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhândân.
Trong 03 năm qua, với việc thường xuyên quan tâm đội ngũ công chức được tham gia các khóa (lớp) đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, các kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng tham mưu quản lý phù hợp với từng chức vụ, chức danh, vị trí công tác của cán bộ. Vì vậy, đã giúp đội ngũ công chức ngày càng nâng cao hơn về năng lực và kỹ năng xử lý các công việc trong thực tiễn đặ ra. Nhìn chung, đội ngũ công chức luôn luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phần lớn đã được trang bị, nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện được năng lực trong thực tiễn công tác, đã bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm nhận tốt các công việc, chức trách nhiệm vụ được giao. Các kết quả nêu trên đã đóng góp rất to lớn, tích cực đối với sự phát triển về mọi mặt của huyện Thanh Thủy nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Mức độ hài lòng của người dân đối với đội ngũ công chức cấp huyện ngày càng cao.
Tuy nhiên, so với mục tiêu và các quy định tiêu chuẩn chung đối với từng đối tượng cụ thể cũng như yêu cầu thực tiễn đặt ra thì đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Thanh Thủy vẫn còn những
hạn chế nhất định trên một số mặt công tác như: mức độ thành thạo, xử lý các tình huống phát sinh, phức tạp trong công việc chưa thật sự tốt, còn thụ động, thiếu linh hoạt, nhạy bén. Công tác đánh giá đối với công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ này bên cạnh những kết quả đã đạt được góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công tác cán bộ ở cơ sở như đã trình bày ở trên, vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót nhất định cần phải được khắc phục kịp thời, hiệu quả như: vấn đề nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành, cơ quan có liên quan và của chính đội ngũ công chức ở huyện; nội dung, chương trình, hình thức tổ chức các khóa (lớp) đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này còn chưa thật sự đổi mới, cũng như cơ chế, chính sách còn có những bất cập nhất định. Chính những điều này, đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong tình hình hiệnnay.
Bêncạnhđó,trêncơsở phântíchđịnhhướngchungcủaĐảng,Nhànước,phân tích thực trạng đối với công tác này ở địa phương, với mục tiêu đề ra của tỉnh HuyệnvàhuyệnThanh
Thủy,họcviênđãđềxuấtcácgiảiphápnhằmhướngđếnmụctiêu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới liên quan đến tất cả các vấn đề như nhận thức, chủ thể thực hiện, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế, chính sách, vì thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng của trong công tác bồi dưỡngđối với đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong tình hình hiện nay, góp phần rất tích cực và rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam xãhộichủnghĩa,xâydựnghuyệnThanh
Thủytrởthànhhuyệnpháttriểnvàonăm2020,
vìmụctiêudângiàu,nướcmạnh,xãhộidânchủ,côngbằng,vănminh,vữngbướcđi lênxâydựngchủnghĩaxãhội,hộinhậpquốctếngàycàngsâurộng,hiệuquả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, HàNội.
2. Ban Tổ chức Trung ương, ĐTBD cán bộ, lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong hệ thống chính trị ở nướcta
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu học tập cácNghị quyết Hội nghị Trung ương năm khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
4. C.Mác và Ph. Ăngnghen (1995) Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
5. Ngô Thành Can (2008), Công chức và đào tạo công chức tại cộng hòa Pháp, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 8, tr.39-43
6. Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
7. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 8. Chính phủ (2015), Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh
9. Công báo (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định chế độ công chức của nước Việt Nam dân chủ cộnghoà.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41
16. Cao Anh Đô (2017), Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc", Đề tài cấp quốc gia KHCN-TB.20X/13-18.
17. Phạm Chí Định (2018), Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, luận văn thạc sĩ chính sách công, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.
18. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11). 19. Trịnh Thanh Hà (2008), "Sự cần thiết đưa văn hoá ứng xử công vụ vào
chương trình ĐT, BD CC tại các CQCM hiện nay", Tạp chí Quản lý nhà nước, (6),tr.37.
20. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11). 21. Tô Tử Hạ (2005), Nghiệp vụ về công tác tổ chức nhà nước, Nxb Thống
kê, HàNội.
22. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Đề tài khoa học mã số: 99-98- 146, Một số giải pháp cải cách công vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở
nước ta hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Khắc Hùng (chủ nhiệm), Hà Nội.
23. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Hành chính công (tài liệu dùng cho nghiên cứu học tập và giảng dạy sau đại học), Nxb Khoa học và kỹ thuật, HàNội.
24. Nguyễn Thị La (2015), ), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản số 9/2015.
25. Trần Bội Lan (2003), "Công tác đào tạo CC tại các CQCM", Tạp chí Thị trường giá cả, (7),tr.33.
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội 27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội 28. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 269. 29. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 273. 30. Trần Huy Năng, "Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ CC hành chính ở
Hải Phòng", Tạp chí Quản lý nhà nước, (6),tr.37. 31. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ(2017)
32. Quốc hội (2008), Luật cán bộ CC, Nxb Lao động, HàNội.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
34. Trần Thanh Sang (2017), Thực hiện chính sách bồi dưỡng cán bộ tại các cơ quan chuyên môn ở Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, T9/2017, tr24-26.
35. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 225/TTg về phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2016 -2020.
36. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 770/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn2008-2010.
37. Nguyễn Chí Thân (2018), Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ
Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.
38. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, HàNội.
39. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, 2003, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốcgia
40. Thang Văn Phúc - TS. Nguyễn Minh Phương - TS Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
41. Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Khoa học cấp nhà nước KX.04, Viện Khoa học Tổ chức nhànước.
42. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ,Mátxcơva. 43. V.I.Lênin (1976), Về cách mạng kỷ thật, Nxb Sự thật, HàNội. 44. V.I.Lênin (1987), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ,Mátxcơva.
45. Lại Đức Vượng (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
46. Trương Thị Bạch Yến (2016), Để xây dựng và thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng số 4/2016, tr28-30.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Về thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện Thanh Thủy
(Dành cho CC làm việc tại các CQCM thuộc UBND Huyện Thanh Thủy ) Thưa các Anh/chị! Việc thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn đang là một vấn đề được mọi người quan tâm đặc biệt. Để góp phần hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng công chức tại cơ quan mình, xin Anh/chị cho biết quan điểm của mình về một số vấn đề liên quan.
Dưới đây là một số câu hỏi nhằm khảo sát tình hình thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn. Xin Anh/chị hãy đọc kỹ từng câu sau đó lựa chọn đáp án phù hợp nhất cho mỗi câu bằng cách tích vào ô tương ứng:
1. Cơ quan Anh/chị đang làm việc đã xây dựng chính sách đào tạo bồi dưỡng riêng của cơ quan chưa?
□ Đã ban hành
□ Đang xây dựng
□ Chưa xây dựng
□ Không rõ
2. Anh/chị hãy cho nhận xét về chính sách đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan Anh/chị đang công tác:
□ Chính sách quy định chi tiết, rõ ràng
□ Chính sách quy định phù hợp với thực tiễn
□ Chính sách được tuân thủ tự giác, nghiêm túc
3. Theo Anh/chị, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị anh/ chị công tác được đánh giá như thế nào
□ Đã chủ động, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch còn mang tính tự phát
□ Còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch
□ Không xây dựng kế hoạch cụ thể
□ Ý kiến khác/ Ý kiến bổ sung:
……… ……… ………
4 Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách ĐTBD CC tại cơ quan anh/chị hiện nay?
□ Rất thiết thực, phù hợp với kế hoạch ĐTBD
□ Rất thiết thực, chưa phù hợp với kế hoạch ĐTBD
□ Không thiết thực, phù hợp với kế hoạch ĐTBD
□ Không thiết thực, không phù hợp với kế hoạch ĐTBD
5. Các hình thức được sử dụng trong hoạt động tuyên truyền chính sách ĐTBD CC tại đơn vị của anh/chị
□ Đăng tin tuyên truyền
□ Phổ biến chính sách trên trang thông tin điện tử
□ Phổ biến chính sách trên đài phát thanh
□ Phổ biến qua các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo
□ Các hình thức khác:
………...
6. Anh/chị nhận xét như thế nào về hoạt động phân công, phối hợp trong thực thi chính sách ĐTBD tại cơ quan anh/chị?
□ Phân công, phối hợp rất rõ ràng, cụ thể
□ Phân công, phối hợp không rõ ràng, cụ thể
Nếu không rõ ràng, cụ thể, Anh/chị xin cho biết rõ lý do:
….……… ……….………...…………
7. Cơ quan anh/ chị đang công tác đã có sự duy trì thực hiện và điều chỉnh trong hoạt động thực thi chính sách BD CC tại cơ quan chuyên môn chưa?
□ Chưa có
□ Đã có
Nếu đã có biện pháp duy trì và điều chỉnh, Anh/chị xin cho biết cụ thể nội dung điều chỉnh:
….……… ……….………...…………
8. Anh/chị hãy nhận xét về hoạt động đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách ĐTBD CC tại CQCM
□ Đã đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, phù hợp với mục tiêu chính sách đề ra
□ Chưa đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, phù hợp với mục tiêu chính sách đề ra
□ Đã đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, chưa phù hợp với mục tiêu chính sách đề ra
□ Chưa đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, chưa phù hợp với mục tiêu chính sách đề ra
9. Để nâng cao hoạt động thực thi chính sách BD CC cần thực hiện giải pháp chủ yếu nào trong những giải pháp sau đây
□ Tuyên truyền giáo dục
□ Cải thiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
□ Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính
Những giải pháp khác (xin ghi rõ)…………...……….………… ….………..……… ….………...
10. Anh/chị đánh giá như thế nào về hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực thi chính sách BD CC tại cơ quan Anh/chị hiện nay?
….……… ……..……… ………...…
Xin Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Tuổi:………..
Giới tính: Nam / Nữ
Chuyên môn được đào tạo:……… Chức danh đang đảm nhiệm: ……… Đơn vị công tác: ………
Xin trân trọng ý kiến đóng góp của Anh/chị!
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN THANH THỦY STT
NỘI DUNG SỐ PHIẾU
TRẢ LỜI
Câu 1
Cơ quan Anh/chị đang làm việc đã xây dựng chính sách đào tạo bồi dưỡng riêng của cơ quan chưa?
Đã ban hành 60
Đang xây dựng 0
Chưa xây dựng 0
Không rõ 9
Câu 2
Anh/chị hãy cho nhận xét về chính sách đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan Anh/chị đang công tác
Chính sách quy định chi tiết, rõ ràng 23
Chính sách quy định phù hợp với thực tiễn 34 Chính sách được tuân thủ tự giác, nghiêm túc 14
Câu 3
Theo Anh/chị, việc xây dựng kế hoạch BD tại cơ quan, đơn vị anh/ chị công tác được đánh giá như thế nào
Đã chủ động xây dựng kế hoạch theo định kì hằng năm 30
Đã chủ động, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch còn
mang tính tự phát 29
Còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch 8
Không xây dựng kế hoạch cụ thể 2
Câu 4
Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách BD CC tại cơ quan anh/chị hiện nay
Rất thiết thực, chưa phù hợp với kế hoạch ĐTBD 12 Không thiết thực, phù hợp với kế hoạch ĐTBD 10 Không thiết thực, không phù hợp với kế hoạch ĐTBD 1
Câu 5
Các hình thức được sử dụng trong hoạt động tuyên truyền chính sách BD CC tại đơn vị của anh/chị
Đăng tin tuyên truyền 67
Phổ biến chính sách trên trang thông tin điện tử 54 Phổ biến chính sách trên đài phát thanh 57 Phổ biến qua các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo 32
Câu 6
Anh/chị nhận xét như thế nào về hoạt động phân công, phối hợp trong thực thi chính sách BD tại cơ quan anh/chị
Phân công, phối hợp rất rõ ràng, cụ thể 35
Phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể 30
Phân công, phối hợp không rõ ràng, cụ thể 4
Câu 7
Cơ quan anh/ chị đang công tác đã có sự điều chỉnh trong hoạt động thực thi chính sách BD CC tại cơ quan chuyên môn chưa
Chưa có 58
Đã có 11
Câu 8
Anh/chị hãy nhận xét về hoạt động đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách BD CC tại CQCM
Đã đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, phù hợp với
mục tiêu chính sách đề ra 45
Chưa đảm bảo tiến độ đề ra trong kế hoạch, phù hợp với