Thay đổi cơ chế, chínhsách có liênquan và bổ sung, cấp kinh phí kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Khắc phục tình trạng do kinh phí cấp chậm, cơ chế chính sách chưa phù hợp nên địa phương bị động trong triển khai nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng như đã trình bày ở chương 2; để hoàn thiện công tác bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn, để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác này được thuận lợi, căn cứ vào quyền hạn được giao và thực tiễn quản lý của địa phương, UBND huyện Thanh Thủy cần хеm xét mạnh dạn đổi mới cơ

chế, chính sách liên quan đến công tác bồi dưỡng đối với công chức tại các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện.

Với cơ chế, chính sách đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn huyện, cần tập trung vào hai vấnđề:

Về đổi mới cơ chế quản lý tài chính: UBND huyện cần quan tâm, xem xét thay đổi cách giao ngân sách cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cần tách bạch rõ việc giao ngân sách chi thường xuyên và giao ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kiến nghị UBND tỉnh cần quan tâm tăng cường kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện để đáp ứng nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương.

Về công tác chỉ đạo, điều hành: cần làm rõ hơn nữa mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của từng cấp ủy cùng cấp; sự quản lý về một số nội dung như cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của UBND cùng cấp. Ngoài ra, huyện cần sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo thu hút bảo đảm đủ mạnh, hấp dẫn để tạo nguồn cán bộ cho tại các cơ quan chuyên môn sau này có bản lĩnh chính chính trị, trang bị chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tham mưu, đề xuất, xử lý các công việc trong công tác quản lý nhà nước ở cấp cơ sở. Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Ban Tổ chức huyện uỷ đã nhấn mạnh: “Việc sớm điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và công chức tại các cơ quan chuyên môn nói riêng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trong công tác bồi dưỡng cán bộ.”

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng được cử đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng: UBND huyền cần xem xét tiếp tục đề xuất sửa đổi quy định hiện hành theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức tự tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm một phầnkinh phí; đồng thời xem xét nâng mức hỗ trợ về công tác

bồi dưỡng chuyên môn cho các đối tượng công chức được cử đi học. Đơn vị cử công chức đi học xem xét hỗ trợ kịp thời chi phí đi lại cho người học và bố trí người thay thế công việc để tạo điều kiện thuận lợi và sự an tâm cho đội ngũ công chức tham gia các khóa học theo đúng quyđịnh.

3.2.7. Đổi mới trong khâu đánh giá quá trình tham gia bồi dưỡng của công chức tại các cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)