- Chính trị
Pluật nói chung, pháp luật về dịch vụ văn hóa nói riêng là sản phẩm của Nhà nước, do đó luôn chịu sự đác động, chi phối bởi chủ chương, đường lối của giai cấp cầm quyền, phản ánh bản chất chính trị của kiểu Nhà nước đó.
Thực tế pháp luật về dịch vụ văn hóa Việt Nam cũng chịu sự quản lý, điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc luật hóa các chủ chương, đường lối của Đảng là cơ sở bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội. Pháp luật về dịch vụ văn hóa qua các thời kỳ thể hiện sự tiến bộ, hoàn thiện cả về kỹ thuật lập pháp đến nội dung điều chỉnh, trên cơ sở phù hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật dịch vụ văn hóa của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có môi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng. Một đất nước bất ổn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao động… và dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt. Nhận thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả, chính xác, hiện nay Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp luật cho các Đảng viên và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, để các Đảng viên luôn là những người đi trước, gương mẫu thực hiện pháp luật, từ đó tăng được lòng tin của quần chúng nhân dân.
Ngoài ra tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền
dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các cơ quan pháp luật, sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu không khí chính trị ngột ngạt, gò bó thì các công dân không dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, không dám đòi hỏi công lý vì tâm lý lo lắng, e ngại.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Pháp luật là sự phản ánh sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy pháp luật về dịch vụ văn hóa luôn chịu chi phối, tác động tích cực hoặc ngược lại từ sự phát triển của nền kinh tế- xã hội đất nước. Điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, là điều kiện đảm bảo Nhà nước bổ sung, đưa ra các yêu cầu cao hơn từ hoạt động quản lý, thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa được đầy đủ, hoàn thiện và văn minh hơn.
Quá trình thực hiện pháp luật dịch vụ văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật dịch vụ văn hóa. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện. Điều kiện văn hóa xã hội, giáo dục không ngừng phát triển, mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ và tầm nhìn của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người dân có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, ti vi, sách báo, các loại hình vui chơi giải trí, … để hiểu pháp luật hơn, họ sẽ dễ dàng thi hành pháp luật, tuân theo pháp luật. Nhưng khi kinh tế kém phát triển, cuộc sống của người dân nghèo đói thì hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan là không có gì đáng ngạc nhiên, bởi mối quan tâm
hàng đầu của người dân lúc đó là miếng cơm manh áo, họ sẽ thờ ơ với pháp luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật để kiếm sống.