Một là, trình độ hiểu biết về pháp luật của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về dịch vụ văn hóa.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa. Nếu chủ thể có nhận thức cao chính là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, nếu chủ thể có trình độ hiểu biết về pháp luậtdẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt, điều đó sẽ ngược lại nếu không hiểu biết về pháp luật thì việc thực hiện pháp luật thật khó khăn, dẫn đến vi phạm pháp luật. Nếu chủ thể không hiểu biết về pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ văn hóa thì sẽ không hiểu được sâu sắc bản chất, thậm chí còn có thể hiểu sai, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật, đôi khi dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các đối tượng tham gia dịch vụ văn hóa.
Hai là, yếu tố tâm lý.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý cũng đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với công tác thực hiện pháp luật. Hẳn ai cũng biết truyền thống trọng tình, duy tình trong quan hệ dòng họ thân tộc của người Việt Nam đã được tạo nên từ lối sống, từ tập quán sản xuất và sinh hoạt lâu đời, đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau những lúc khó khăn… là cơ sở hình thành nên giá trị đời sống tinh thần của người dân. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì họ không muốn mang tiếng xấu với người thân, làng xóm. Tuy nhiên cũng từ tâm lý trọng tình nghĩa này mà người dân nhiều khi mới ―chín bỏ làm mười‖, có trường hợp biết người thân phạm tội mà không nỡ tố giác… điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật. Yếu tố tâm lý đã được hình thành từ lâu đời và trở nên quá bền vững, thật không dễ gì thay đổi để người Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích cực hơn…
Ba là, phong tục tập quán và lối sống.
Cũng như các yếu tố khác, phong tục tập quán cũng có tác động hai mặt đến thực hiện pháp luật, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước thì sẽ được nhà nước đảm bảo và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nước sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Như chúng ta đã biết, giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục tốt đẹp của người dân ta, để mỗi người dân luôn biết đến cội nguồn, luôn nhớ đến cội nguồn. Vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã công nhận ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ, là ngày nghỉ lễ cho người lao động được hưởng nguyên lương, khuyến khích xây dựng đền Hùng trở thành di sản văn hóa thế giới… Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có những
phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu, bén rễ vào trong tiềm thức, suy nghĩ, trong lối sống cách hành xử của người dân ta từ bao đời nay, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà cần phải bài trừ, thanh toán.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật dịch vụ văn hóa ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình