Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 35 - 37)

- Ví trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, có ví trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Tỉnh Phú Thọ cách sân bây quốc tế Nội Bài 80km; cách Cảng Hải Phòng 170km; cách cửa khẩu quốc Hà Khẩu (Lào Cai -Vân Nam Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy 200km và là nơi hợp lưu của 3 con sông: Sông Hồng - Sông Đà - Sông Lô.

Vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh phát triển và giao lưu kinh tế với các ngành, địa phương trong nước và nước ngoài. Tỉnh Phú Thọ là cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam và có hệ thống di tích lịch sử, lễ hội, mỗi di tích lễ hội có một sắc thái riêng độc đáo và đặc sắc, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Diện tích đất đai

Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 97.610ha, đất rừng 195.000ha (trong đó 64.064harừng tự nhiên), đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 10.000ha, các loại đất khác là 19.299ha.

- Địa hình, khí hậu

30

230c, lượng mưa trung bình hằng năm 1.700mm, độ ẩm trung bình hằng năm 86%. Địa hình tỉnh Phú Thọ được phân bổ gồm 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Tây Nam của tỉnh chủ yếu thuộc các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập và Cẩm Khê là vùng có nhiều tiềm năng về lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng đồi, gò thấp và xen kẽ đồng ruộng, bãi bồi ven sông Hồng, sông Đà, sông Lô đây là vùng thuận lợi cho trồng các loại cây cây lương thực, rau màu và cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Tiểu vùng này có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp điện tử, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến…

- Độ tuổi lao động

Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người, với 21 dân tộc cùng sinh sống, số người trong độ tuổi lao động 800.000 người (60% dân số), trong đó lực lượng lao động trẻ 65%, số lao động đã qua đào tạo 40%.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Phú Thọ có có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: TP Việt trì (là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh và là thành phố về miền Lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), Thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông với277 đơn vị hành chính cấp xã.

Điều kiện tự nhiên như trên, tác giảthấy rằng tỉnh Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía bắc bên cạnh những thuận lợi ở dạng tiềm năng vẫn còn khó khăn về nhiều mặt như: giao thông đi lại khó khăn nhất là các huyện miền núi, đất đai khô cằn, mưa lũ thường xảy ra nhiều… đã tạo ra những khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi tới phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh trong đó có Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)