Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 62 - 68)

3.2.1.1. Về pháp luật

- Hoàn thiện hệ hống văn bản pháp luật về thi hành án dân sự về tổ

chức thi hành án dân sự

Thứnhất, nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm của cơ quan THADS.

Theo đó, trao mạnh hơn quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị cho hệ thống THADS bằng các quy định về mở rộng chủ thể có quyền THADS quy định ở Trung ương cũng có cơ quan THADS, nghĩa là trao quyền cho Tổng cục THADS có thẩm quyền trực tiếp tổ chức THADS và bổ nhiệm Chấp hành viên ở Tổng cục THADS để tiến hành thi hành án đối với những vụ việc có giá trị rất lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến nhiều địa phương.

Thứ hai, đảm bảo sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp

củacác cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức và hoạt động THADS.

Quyđịnh cụ thể về nghĩa vụ và chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong THADS khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình trong thi hành án dân sự như Chính phủ, Bộ Tư

pháp, của Ủy ban nhân dân các cấp, của Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án.

Thứ ba, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên để kịp thời

trấn áp, xử lý hành vi chây ỳ, chống đối thi hành án

Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, quyền ra quyết định bắt giữ người, khám xét địa điểm, phương tiện liên quan đến việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên. Mặt khác, cần quy định chức danh Thẩm phán thi hành án để hỗ trợ Chấp hành viên trong THADS, trao cho Thẩm phán thi hành án một số quyền hạn trong THADS, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án trong THADS. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác THADS.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về sự tham gia, mức độ tham gia và vai

trò của Luật sư trong hoạt động thi hành án dân sự để đảm bảo khách quan,

dân chủ, công khai, minh bạch hơn nữa trong thi hành án dân sự;

Thứ năm, đi đôi với việc sửa đổi Luật Thi hành án dânsự, cần sửa đổi,

bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến thi hành án dân sự.

Trong thời gian tới Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, Luật

Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội.v.v.v. Bên cạnh việc sửa đối, bố sung, ban hành pháp luật còn phải rà soát để hủy bỏ, thay thế các văn bản pháp luật đã lỗi thời hoặc chồng chéo, kể cả các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi hành án dân sự của UBND tỉnh làm cho việc thực hiện pháp luật trong thi hành án dân sự thuận lợi, thống nhất. Đây không chỉ là yêu

58

cầu mà còn là một giải pháp quan trọng tiếp tục đối mới tố chức và hoạt động của Cục thi hành tỉnh

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động Thi hành án dân sự

Thứ nhất, Mở rộng phạm vi THADS đối với hợp đồng có công chứng,

chứng thực và biên bản hòa giải thành. Theo đó, bên có quyền được yêu cầu

thi hành theo thủ tục THADS đối với hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, biên bản hòa giải thành mà khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện. Hợp đồng và biên bản hòa giải thành nêu trên được thi hành theo thủ tục THADS thì cũng tương đồng với pháp luật về THADS Việt Nam hiện nay là thi hành quyết định của Trọng tài thương mại và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và cũng tương đối giống với thi hành dân sự ở Nhật Bản.

Thứ hai, thi hành án dân sựlà thủ tục tố tụng thi hành các bản án, quyết

định và văn bản khác về dân sự theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tới Nhà nước phải hoàn thiện trình tự, thủ tục thi hành án với các giai đoạn, các bước chặt chẽ, khuôn mẫu mang tính mực thước, từ khởi động đến tiến

hành, dừng, thay đổi và kết thúc tiến trình thi hành án. Trong đó cần sửa đổi thời hạn thông báo thi hành án dân sự, thời hạn khởi kiện trong trường hợp các biện phápbảo đảm thi hành án, thời hạn thỏa thuận về giá, thẩm định giá, thời hạn liên quan đến đấu giá các tài sản kê biên, thời hạn thông báo trong trường hợp người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án.

Quy định cụ thể các biện pháp hỗ trợ THADS, như chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm THADS. Thủ tục buộc người phải thi hành án

tập trung lao động bắt buộc và tính toán tiền công cho phạm nhân khi họ tập trung cải tạo. Cơ chế ưu tiên cho người bị cưỡng chế giao nhà, trả nhà không có nơi ở được mua, thuê nhà ở xã hội. Hợp tác quốc tế về THADS.

sản chung bị cưỡng chế kê biên để thi hành án. Quy định cụ thể về tài sản chung bị cưỡng chế bao gồm những loại tài sản nào và quy định rõ ràng và cụ thể hơn về tiêu chí xác định các loại tài sản chung. Cần quy định người có tài sản sở hữu chung với người phải THA không phải là người có quyền lợi và nghĩa vụ trong bản án, quyết định đang được tổ chức THA. Có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý kê biên với tài sản chung không chia được và tài sản chung chia được nhưng không làm giảm giá trị của tài sản và ảnh hưởng tới quyền sở hữu chung của các chủ thể khác. Trình tự, thủ tục, thời hạn trong việc bán tài sản, ưu tiên mua lại phần tài sản phải thi hành án của chủ sở hữu chung cũng cần được quy định theo hướng ngắn gọn và phù hợp với thực tiễn.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin

trong THADS. Theo đó, quy định hình thức thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin điện tử (Cổng, Trang, Báo điện tử), kể cả mạng xã hội của cơ quan thi hành án tạo lập như: Cơ chế thu chi, thanh toán tiền thi hành án bằng giao dịch điện tử; hiệu lực của văn bản sử dụng chữ ký số đối với cá nhân, tổ chức ngoài cơ quan thi hành án. Kết nối liên thông chia sẻ thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là Tòa án, Ngân hàng với cơ quan THADS. Sử dụng hồ sơ thi hành án điện tử; tăng cường các phần mềm; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về THADS. Chấp hành viên và các cơ quan thi hành án dân sự phải nắm vững và sử dụng thành thục các ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ quyền hạn được giao theo quy định pháp luật.

3.2.1.2. Xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu theo từng giai đoạn để tổ

chức thi hành án dân sự

Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021-2030

- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống thi hành án

dân sự.

60

- Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các Cục theo tiêu chí Tổng cục Thi hành án dân sự đã xây dựng, ban hành.

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp .

Nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch 5 năm 2021-2025

- Triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính của Hệ thống Thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14, Kết luận số 34-KL/TW, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Hoàn thiện các quy định về tiêu chí thành lập tổ chức, biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa trong các cơ quan thi hành án dân sự.

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp.

3.2.1.3. Xác định rõ các nội dung chủ yếu về hoạt động của Hệ thống

thi hành án dân sự

Nội dung hoạt động cơ quan thi hành án dân sự luôn được thể hiện sâu sắc trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc Hội và của Chính Phủ, đặc biệt từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI, XII.

Trong thời gian gần đây thì Nghị quyết 18-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chứcbộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về cải cách hành chính nhà nước (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13/6/2013) của Chính phủ đã chỉ rõ nội dung đổi mới hoạt động của ngành Thi hành án dân sự gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới thể chế về hoạt động thi hành án dân sự đặc

biệt là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện. Trong

đó, tiếp tục tập trung sửa đổi Luật Thi hành án dân sự 2008, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân… và ban hành các

Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết hướng dẫn thi hành các Luật này sau khi được Quốc hội thông qua, vì đây là các văn bản qui định về tổ chức, hoạt động của bộ máy thi hành án dân sự. Thực tiễn thực hiện các văn bản pháp luật này trong những năm qua thấy rằng còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, gây khó khăn, ách tắc thậm chí cản trở trong tổ chức và hoạt động của ngành Thi hành án dân sự bao gồm các cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương tới địa phương, do vậy đòi hỏi phải luôn đổi mới một cách triệt để.

Thứ hai, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan Thi hành án

dân sự cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp huyện với các nội dung chủ yếu: Hàng năm các cơ quan này phải ban hành kế hoạch công tác hàng năm trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch được giao phù hợp với thực tế ở địa phương để làm căn cứ triển khai thống nhất kịp thời toàn diện các mặt công tác. Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục thi hành án dân sự, Lãnh đạo Cục, Chi Cục chủ động quyết liệt chỉ đạo điều hành, kịp thời phát hiện tháo gỡ khó khăn vườn mắc

trong thi hành án cũng như uốn nắn chấn chỉnh các vi phạm trong thi hành án của Chấp hành viênvà xử lý các vi phạm pháp luật về THADScủa đối tượng

thi hành án. Thực hiện giao chỉ tiêu THA cho từng Chấp hành viên.

Thứ ba, tăng cường phối hợp liên ngành với các cơ quan hữu quan như

Tòa án, Viện kiểm sát, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng, Trung tâm đấu giá, Tài nguyên- Môi trường…thông qua việcxây dựng và thực hiện quy chế phối hợp qua đó phát huy hiệu quả thi hành án và tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự.

Thứ tư, thường xuyên báo cáo, đề nghị cấp ủy, chính quyền và BCĐ

THADS các cấp quan tâm tháo gỡ khó khăn trong THADS nhất là về công tác tổ chức cán bộ, hoạt động chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, kéo dài.

Thứ năm, nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến GDPL nói

62

pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng thi hành án dân sự trong đó chú trọng vận động, giáo dục, thuyết phục giảm tối đa cưỡng chế

thi hành án dân sự.

Thứ sáu, làm tốt hơn nữa công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo

về THADS trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật, sâu sát tôn, trọng, lắng nghe thấu hiểu người dân về thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)