Giải pháp cụ thể đổi mới tổ chức, hoạt động đối với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 68 - 83)

hành án dân sự tỉnh Phú Thọ

Đi đôi với thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động chung đối với Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trên đây, trong thời gian tới Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt độngcụ thể sau đây:

3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trong

tổ chức và hoạt động của Cục Thi hành án tỉnh và các Chi cục Thi hành án

huyện

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự là hoàn toàn phù họp với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về

thi hành án và phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta được quy định tại Hiến pháp 2013. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền của tỉnh có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án dân sự nói chung và hoạt động của Cục

Thi hành án tỉnh nói riêng. Do vậy, trách nhiệm của Đảng và Chính quyền các cấp ở tỉnh phải trực tiếp kiểm tra, thanh tra và lãnh đạo, chỉ đạo công tác

thi hành án dân sự. Thực tế trong những năm qua ở các tỉnh Phú Thọ đã làm sáng tỏ vấn đề này, đó là: Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có sự lãnh đạo, kiểm tra thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Mặt khác, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng ở tỉnh phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh làm tròn nhiệm vụ.

Hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh là để phục vụ sự lãnh đạo của

Tỉnh ủy và sự quản lý của Nhà nước của UBND tỉnh về công tác thi hành án dân sự. Sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với Cục Thi hành án

dân sự tỉnh phải được thể hiện ở việc tăng cường cán bộ cả về số lượng, chất lượng và củng cố tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự đặc biệt là Cục

Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự ở cấp huyện.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh phải quan tâm đến việc thực hiện thi hành án dân sự và

chỉ đạo thực hiện kiến nghị của Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả của Cục Thi hành án dân sự tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh có quan tâm, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự và các kiến nghị của Cục Thi hành án dân sự tỉnh về công tác thi hành án dân sự hay không. Nếu như các kế hoạch công tác, các kiến nghị của Cục Thi hành án

dân sự tỉnh không được các cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm, giải quyết thì vai trò của Cục Thi hành án dân sự tỉnh bị ảnh hưởng, uy tín của Cục Thi hành án dân sự tỉnh cũng sẽ giảm sút và nói chung hoạt động của Cục Thi hành án dân sựtỉnh sẽ kém hiệu lực và hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự còn đòi hỏi chính sự tăng cường lãnh đạo của Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Đảng ủy khối cơ quan tỉnh. Việc Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra giám sát và công tác dân vận trong cơ quan là nhân tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh các biện pháp lãnh đạo,

chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trong toàn tỉnh, đảm bảo thắng lợi các hoạt động thi hành án dân sự đặc biệt các cuộc cưỡng chế thi hành án dân sự

do Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiến hành cũng như công tác thẩm tra, xác minh chính xác các vụ việc thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Cục thi hành án dân sự tỉnh. Đảm bảo và coi trọng sự lãnh đạo của Chi bộ

64

đảng tại các Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành, thị rất quan trọng làm trong sạch tổ chức, nâng cao chất lượng Chấp hành viên, công chức và hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự. Việc để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Việt Trì là minh chứng cho nhận định này.

3.2.1.2. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Cục Thi hành án tỉnh và các Chi cục Thi hành án ở các huyện, thị

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ theo chủ trương chung của ngành; đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục những vi phạm thiếu sót, những sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình hình.

Về tổ chức, theo chúng tôi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ cần bổ nhiệm đủ số công chức lãnh đạo của các Phòng chuyên môn đang còn thiếu là Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án đồng thời tích cực đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự bổ sung biên chế cho Cục và các Chi cục ở các huyện miền núi.

Về hoạt động cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục

hành chính và áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác thi

hành án dân sự và xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi tiến hành thi hành

án dân sự cần phải coi trọng và đặt lên hàng đầu vấn đề chất lượng, hiệu quả

thi hành án phải đảm bảo các nguyên tắc của luật thi hành án dân sự đó là: Nguyên tắc bảo đảmhiệu lựccủabản án, quyết định; Nguyên tắc bảo

đảmquyền yêu cầu thi hành án của các đương sự;Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi íchhợp phápcủa đương sự và người có quyền,nghĩa vụliên quan; Nguyên tắc trách nhiệmbồi thườngthiệt hại trong thi hành án dân sự; Nguyên tắc kết hợpbiện pháptự nguyệnvà cưỡng chế thi hành án; Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của các cơ quan,tổ chức, cá nhân và cơ quan thi hành án dân sựvà chấp hành viên; Nguyên tắc thoả thuận thi hành án dân sự; Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong thi hành án dân sự; Nguyên tắcgiám sáthoạt động thi hành án dân sự; Nguyên tắc kiểm soát hoạt động thi hành án dân sự.

Việc thi hành án dân sự phải tuân thủ những quy định pháp luật trong quá trình đảm bảo tính độc lập, nghiêm túc, không ai được can thiệp làm lung lạc ý chí của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên khi đang làm nhiệm vụ thi hành án. Mặt khác, thủ trưởng cơ quan thi hành án án sự, bản thân Chấp hành viên và các công chức thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thi hành án nên họ phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh thì mới có thể thực hiện tốt công vụ được giao. Có như vậy mới đảm bảo hiệu lực về thi hành án dân sự, ngăn chặn được những vi phạm làm vô hiệu hóa hoạt động thi hành án dân sự nhất là trong cưỡng chế thi hành án. Hoạt động

thi hành án dân sự còn phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, công khai, dân chủ, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đương sự trong thi hành án dân sự. Trong hoạt động

thi hành án dân sự, chỉ khi nào thực hiện đầy đủ và đúng nguyên tắc trong

Luật Thi hành án dân sựthì mới có thể đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động

thi hành án dân sự phải tuân thủ trình tự do pháp luật thi hành án dân sự quy định từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Trong thời gian vừa qua ở tỉnh Phú Thọ

do Chấp hành viên chưa quán triệt nghiêm túc, triệt để nguyên tắc trong Luật Thi hành án dân sự nên có cuộc thi hành án dân sự thất bại và không quy trách nhiệm cụ thể. Khi tiến hành thi hành án dân sự lập kế hoạch, chương

66

quyền hạn được pháp luật quy định, không được lạm quyền, vượt quyền làm sai lệch kết quả bóp méo sự việc, v.v.

Tiến hành thi hành án dân sự cần có trọng tâm, trọng điểm, nhanh gọn, chính xác, tập trung vào những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm như về đất đai, thu hồi nợ, tài sản, tiền trong các vụ án tham nhũng để vừa góp phần làm ổn định tình hình, vừa kịp thời xử lý những sai phạm; phát hiện, đề xuất sửa đổi những vướng mắc, bất cập, góp phần hoàn thiện cơ chế,

pháp luật thi hành án dân sự. Các vi phạm trong thi hành án dân sự phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý và tổ chức thực hiện một cách kiên quyết triệt để.

Trong thực hiện chức năng, quyền hạn của mình, Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ cần mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Chấp hành viên thực hiện đúng trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm quá trình tổ chức thi hành án tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan, hạn chế thấp nhất những vi phạm xảy ra trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp công chức có hành vi sai phạm; đối với các hành vi sai phạm có dấu hiệu tội phạm đề nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý nghiêm.

3.2.1.3. Đổi mới việc đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán

bộ công chức thi hành án dân sự

Như Bác Hồ đã dạy, mọi chủ trương, chính sách dù hay, suy cho cùng việc thực hiện vẫn do con người quyết định. Công tác thi hành án dân sự là loại công tác khó khăn và phức tạp. Vì vậy, nó đòi hỏi người cán bộ làm công

tác thi hành án dân sự phải vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, lại phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, vừa tận

tụy và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, dũng cảm đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, bảo vệ chân lý, lẽ phải.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự trong tình hình

mới, việc tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thi hành án nói

chung, đội ngũ cán bộ, công chức ở Cục thi hành án tỉnh Phú Thọ nói riêng là một yêu cầu, đòi hỏi bức thiết.

Trong thời gian tới, trước hết cấp ủy, chính quyền tỉnh, Cục Thi hành

án dân sự tỉnh Phú Thọ phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, pháp luật thi hành án dân sự cho đội ngũ cán bộ công chức trong ngành và toàn xã hội.

Triển khai thựchiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sựsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến” “tự chuyển hóa”trong nội bộ gắn

với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự, đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Cục Thi hành án dân sự cần tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục tổ chức triển khai tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng cho

các tổ chức, cá nhân và nhân dân, trong đó cần tập trung tuyên truyền giáo dục về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải thi hành án dân sự; quyền và trách nhiệm của các Cơ quan Thi hành án dân sự. Trong

tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự cũng cần

chú trọng đến các đối tượng là cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành thông qua các hội nghị, toạ đàm, trao đổi công tác, nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng

68

đầu cơ quan, đơn vị, công chức và người lao động về công tác thi hành án dân

sự, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong thi hành án dân sự.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc tuyên truyền để nhân dân tham gia thực hiện việc giám sát phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền các vi phạm trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sựvà việc thực hiện các quyết định xử lý về thi hành án dân sự.

Cùng với tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đổi mới mạnh mẽ nhận thức về xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, phải nâng cao chất lượng cán bộ thông qua việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ Chấp hành viên và các chức danh khác trong hoạt động thi hành án dân sựgắn với thực tiễn ở Phú Thọ.

Trước hết, đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự nói chung và Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ nói riêng phải có phẩm chất của cán bộ thi hành án dân

sự phải thấm nhuần và luôn trung thành với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích nhà nước và lợi ích nhân dân lên trên hết, từ đó khi thực hiện công vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tác động từ gia đình, bạn bè cũng như có thể có những cám dỗ tiêu cực đến từ đối tượng phải thi hành án đòi hỏi cán bộ thi hành án dân sự phải có bản lĩnh, dũng cảm vượt qua. Nếu không có được những phẩm chất đó, họ sẽ bị mua chuộc, sa ngã, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thậm chí vi phạm pháp luật. Người cán bộ thi hành án

dân sự phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đồng thời họ phải có lối sống lành mạnh, tư cách trong sáng, thực sự là tấm gương trong công việc và trong cuộc sống đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân "…. Cùng với việc rèn luyện phẩm chất, cán bộ thi hành án dân sự còn phải rèn luyện và nâng cao kĩ năng thi hành án; họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)