2.2.1.1. Về tổ chức
Ngày 06 /11/2009, Bộ trởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định về việc thành lập Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ và ở cấp huyện là Chi cục thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo công tác với Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trương, biện pháp tăng
cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn; thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức cán bộ các cơ quan Thi hành án dân sự tại địa phương.
Từ năm 2011 đến nay Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ về tổ chức bộ máy vàhoạt động đã đạt được kết quả chủ yếu dưới đây:
Một là, cơ cấu tổ chức của Cục được giữ ổn định, không tăng đầu mối
- Về Ban lãnh đạo của Cục thi hành án dân sự gồm có: Cục trưởng và
03 Phó Cục trưởng theo hướng dân của Tổng cục thi hàn án(Bộ Tư pháp). Cụ thể Ban lãnh đạo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ hiện nay:
+ Cục trưởng: Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động của Cục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ. Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển ngành, công tác tổ chức cán bộ, tài chính của Cục và các Chi Cục Thi hành án dân sự trực thuộc, công tác ngoại giao.
+ Phó Cục trưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực Nghiệp vụ thi hành án, chỉ đạo công tác xây dựng văn bản pháp luật, các văn
36
bản hướng dẫn nghiệp vụ các chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với các phòng chuyên môn, Chi cục THADS huyện thành phố trong tỉnh, thực hiện các công việc khi được Cục trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục trưởng phân công.
+ Phó Cục trưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với Chi cục THADS huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền… . Thực hiện các công việc khi được Cục trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục trưởng phân công.
+ Phó Cục trưởng:Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực Văn phòng và các nhiệm vụ do Văn phòng Cục tham mưu; chỉ đạo xây dựng các loại báo cáo, báo cáo thống kê, chương trình, kế hoạch công tác của Cục, Chi cục THADS huyện, thành phố trực thuộc…Thực hiện các công việc khi được Cục trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục trưởng phân công.
- Các Phòng chuyên môn gồm có 04 Phòng gồm
Văn phòng: Văn phòng là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp
Cục trưởng, các PhóCục trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của Cục; Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật thông tin, tài liệu; Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, quản trị, quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất; Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Cục và việc thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế về quản lý tài sản, Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định khác của Cục và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong lĩnh vực Văn phòng; Thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin trong công tác Văn phòng; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của pháp luật hoặc do Cục trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức, biên chế của Văn phòng hiện nay có Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng; Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Biên chế của Văn phòng hiện nay thuộc biên chế hành chính của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng.
Phòng Tổ chức cán bộ: Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham
mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý về tổ chức, cán bộ của Ngành; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng,công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng. Phòng tổ chức cán bộ hiện nay gồm có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng Tổ chức cán bộ. Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của Phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.Biên chế của Phòng Tổ chức cán bộ hiện nay thuộc biên chế hành chính của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán bộ.
Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự: Phòng Nghiệp vụ và
Tổ chức thi hành án dân sự có trách nhiệm tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý về nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự và trực tiếp thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phòng
38
Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự hiện nay có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự. Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của Phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trướcTrưởng phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Biên chế của Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sựhiện nay thuộc biên chế hành chính
của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán bộ và PhòngNghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự.
Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự:
Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự là cơ quan tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý về Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự và trực tiếp Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Phòng Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự hiện nay có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự. Phó Trưởng phòng giúp
Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của Phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Biên chế của Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay thuộc biên chế hành chính của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Như vậy về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ đã được kiện toàn đúng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đã đi vào hoạt động ổn định.
- Về tổ chức bộ máy của các Chi cục THADS cấp huyện
Tỉnh Phú Thọ có có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và ở mỗi đơn vị
hành chính này đều có Chi Cục thi hành án dân sự: + Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Việt trì
+ Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Phú Thọ + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cẩm Khê + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đoan Hùng
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hạ Hòa
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Thao
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phù Ninh + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Ba + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Thủy + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Nông + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Sơn + Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Lập
Cơ cấu tổ chức bộ máy của toàn bộ các Chi cục trên đều thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tư pháp.
Hai là, giữ ổn định số lượng các Phòng của Cục, các Chi cục
Từ năm 2011 đến nay sốlượng các Phòng của Cục Thi hành án dân sự
tỉnh và các Chi cục được giữ ổn định không có sự thay đổi. Việc giữ ổn
định, không thay đổi này là do Cục Thi hành án tỉnh thực hiện đúng sự hướng dẫn của Tổng cục Thi hành án dân sự, sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú
Thọ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Đặc biệt việc giữ ổn định 04
Phòng của Cục Thi hành án dân sự của tỉnh Phú Thọ là do đã được phân
40
việc của từng Phòng và của cả Cục thông suốt không có ách tắc đồng thời tinh gọn giảm chức danh lãnh đạo cấp phòng. Ví dụ như ở một số Cục thi hành án các tỉnh có Phòng Tài chính- Kế toán nhưng ở Cục Thi hành án tỉnh
Phú Thọ thì nhiệm vụ tài chính- kế toán do Văn phòng thực hiện là phù hợp
không cần thiết thành lập Phòng Tài chính- Kế toán. Đối với cấp huyện thì
do Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nên địa giới các huyện rộng, giao thông khó khăn, nhiều huyện có nhiều đồng bào dân tộc ở phân tán nên việc
thành lập và giữ ổn định các Chi cục Thi hành án dân sự là hợp lý đảm bảo
cho thi hành án dân sự ở huyện hiệu quả.
Ba là, chức năng, nhiệm vụ của Cục tập trung vào tổ chức thi hành án
dân sự thuộc thẩm quyền và quản lý các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện
Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án
dân sự giao và thực tế ở tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ đã tập trung lãnh chỉ đạo các công việc chủ yếu sau đây:
+ Về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ: Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn
đốcgiải quyết thi hành án phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ THADS xong về việc và về tiền đạt và vượt chỉ tiêu được giao theo quy định mới của luật sửa đổi, sửa đổi bổ sung một số điều luật của THADS, đảm bảo kết quả THADS, thi hành án hành chính thực chất, bền vững trong đó có các vụ khó khăn, phức tạp, kéo dài trên cơ sở có phân tích đánh giá đề ra các kế hoạch cụ thể tổ chức thi hành bản án đồng thời phát huy trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của đội ngũ Chấp hành viên.
+ Về công tác tổ chức cán bộ: Hàng năm đều thực hiện việc tiếp tục
rà soát bổ sung, điều chỉnh, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trong đó tập trung chú trọng vào những địa bàn, đơn vị còn nhiều tồn tại, hạn chế thông qua công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm. Tập trung rà soát cán bộ, công chức để cử tham gia tập
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức trong các cơ quan Thi hành án
dân sự nếu có hành vi vi phạm.
+ Về hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Chi cục và giải quyết
khiếu nại, tố cáo: Từ lãnh đạo Cục đến các Phòng chuyên môn của Cục hàng
năm đều tích cực học tập nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ đồng thời căn cứ vào hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tại Chi cục THADS huyện, thành, thị, khắc phục những khó khăn, vi phạm thiếu sót về chuyên môn, nghiệp vụ, những sai sót không đáng có thông qua tập huấn hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể. Chủ động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình hình.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS, tạo sự minh bạch công khai trong hoạt động thi hành án.
- Các công tác khác: Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tham
mưu, tổng hợp, báo cáo, thống kê, công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo chương trình, kế hoạch công tác năm của Cục, Tổng cục Thi hành án dân sự.
(Nguồn Báocáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự các năm từ 2011 đến nay của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ).
2.2.1.2. Về hoạt động
- Về hoạt động thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 111/2015/QH13
của Quốc hội
42
án dân sự một cách tích cực cả về số việc (đạt tỷ lệ 75% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao, vượt 3 %)và về tiền, trong số việc có điều kiện, đã giải quyết xong đạt tỷ lệ 38% (so với chỉ tiêu Quốc hội giao, vượt 5%). Trong đó:
* Tích cực, quyết tâm cao thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, đạt tỷ lệ 69,4%; giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng,
ngân hàng: đã giải quyết đạt tỷ lệ 11,2% về việc và 20,7% về tiền; xét miễn, giảm thi hành án, các cơ quan Thi hành án dân sự đã tích cực phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét miễn, giảm đúng việc, đứng pháp luật; tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự đối với phạm nhân tại các Trại
giam thuộc Bộ Công an hàng năm đều đạt, đạt tỷ lệ 50% về việc, 18% về tiền; tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với phải tổ chức cưỡng;
* Chủ động và có nhiều nỗ lực thực hiện một số chỉ tiêu khác theo Nghị