Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 54 - 60)

2.2.2.1. Một số hạn chếvà nguyên nhân về tổ chức

- Hạn chế

Thời gian qua, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Cục Thi

hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đạt được kết quả tích cực, đã khắc phục được nhiều bất hợp lý trong tổ chức bộ máy của đơn vị, tuy nhiên vẫn còn một số

hạn chế, đó là:

Thứ nhất, tổ chức bộmáy bên trong của Cục vẫn còn những điểm chưa

hợp lý; chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, trách nhiệm giữa các phòng tuy đã cơ bản khắc phục được sự chồng chéo, nhưng trên một số lĩnh vực vẫn còn giao thoa, đan xen hoặc phân công chưa thực sựphù hợp hoặc chưa đủrõ, dẫn

đến khó xác định trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

Thứ hai,công tác phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các Phòng trong Cục, giữa Cục với một số cơ quan và giữa các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa

thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp, rườm rà, chậm được khắc phục ảnh hưởng không tốt đến công tác

thi hành án.

Thứ ba, tổ chức bộ máy tại Cục và các Chi cục chưa hợp lý, biên chế

thiếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi hành án chung của toàn ngành. Từ đó, lãnh đạo một số Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có lúc, có việc còn chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát, nhắc nhở cán bộ dưới quyền dẫn đến xảy ra thiếu xót, khuyết điểm thậm trí có nới vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý tiền thi hành án làm thất thoát tiền thi hành án với số lượng lớn phải xử lý trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức vi phạm. Một số

Chấp hành viên ý thức trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao, chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi hành án chung của toàn ngành; một bộ phận công chức chưa tích cực học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng tình hình hiện nay;

Thứ năm, một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương về

quản lý nhà nước về thi hành án dân sự chưa được quy định rõ và cụ thể nên

chưa tạo thuận lợi cho tổ chức và hoạt động thi hành án dân sựở địa phương.

- Nguyên nhân của hạn chế

Một là, về pháp lý nói chung và pháp luật thi hành án dân sự còn chưa

đồng bộ thống nhất thậm trí vẫn còn mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với các luật chuyên ngành như: cung cấp thông tin về tài sản thi hành án của người có đơn yêu cầu thi hành án, quy định về bảo quản tài sản thi hành án, quy định về miễn giảm thi hành án, vềxác định tài sản chung, kê biên tài sản

chung, thủ tục xác định, phân chia, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự trong tài sản chung…, chưa có quy định đảm bảo về thẩm quyền và tính độc lập của cơ quan thi hành án dân sự nên khi phát hiện các sai phạm của các tổ chức, cá nhân phải thi hành án dân sự thì thẩm quyền của Cục thi hành án dân sự và Chấp hành viên hầu như chỉ dừng lại ở mức đề xuất kiến nghị xử lý mà chưa được áp dụng những biện pháp, chế tài nghiêm khắc thể hiện tính quyền lực nhà nước, có đủ sức răn đe và phòng ngừa nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

Hai là, vấn đề giáp ranh, đan xen, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ

giữa một số bộ, ngành là do bản thân những vấn đề quản lý rất phức tạp nên

không đơn giản phân định về mặt hành chính, nhất là trong điều kiện thiếu cơ

chế phối hợp hiệu quả, nên vẫn chưa giải quyết được dứt điểm các vấn đề bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện đã tác động không nhỏ tới tổ chức bộ máy và hoạt động thi hành án dân sự từ trung ương tới địa phương trong đó

50

Ba là, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệcông

tác của cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan có liên quan chưa cụ thể hoá đầy đủ; thiếu quy định khung về việc thành lập cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước cũng như xác định trình tự thủ tục và nội dung phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Bốn là, mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của hệ thống thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện, một số quy định của pháp luật chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thi hành án dân sự

của thời kỳ mới.

Năm là, tinh giản biên chế còn cào bằng chưa có quy định cụ thể với

các cơ quan ở các lĩnh vực, vùng miền có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khác nhau. Mặt khác thực hiện tinh giản chưa quyết liệt nên vẫn còn một số công chức, Chấp hành viên ý thức trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao, chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi hành án chung của toàn ngành; một bộ phận công chức chưa tích cực học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng tình hình hiện nay;

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về hoạt động - Hạn chế

Thứ nhất, kết quả thi hành án về tiền đạt tỷ lệ thấp, toàn tỉnh đạt 17%

(thiếu 13% so với chỉ tiêu Quốc hội giao, thiếu 16% so với chỉ tiêu Tổng cục THADS giao.Số việc, số tiền thi hành án chuyển sang kỳ sau vẫn còn nhiều.

Thứ hai, việc tổ chức xác minh, phân loại án ở một số đơn vị còn chưa

phản ánh được đầy đủ các nội dung cần phải xác minh, chưa đề xuất được các biện pháp tích cực để giải quyết dứt điểm các vụ việc phải thi hành án có điều kiện thi hành, các vụ việc có số tiền phải thi hành án lớn.

Thứ ba, việc nghiên cứu áp dụng pháp luật còn chưa sâu, dẫn đến việc

áp dụng, vận dụng để giải quyếtmột số việc thi hành án cụ thể còn chưa chính xác, kém hiệu quả.

Thứ tư, trong việc thi hành án đối với một số việc khó khăn, phức tạp chưa chủ động tích cực mà còn có tư tưởng chông chờ, ỉ nại hướng dẫn của cấp trên.

Thứ năm, một số việc khó khăn phức tạp, kéo dài chưa chủ động phối

hợp với các cơ quan hữu quan cũng như tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

-Nguyên nhân

+ Do pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án dân sự còn chưa đồng bộ, thống nhất với nhau và với các luật chuyên ngành (như đã nêu ở phần trên) nên đã ảnh hưởng tới hoạt động thi hành án dân sự ở địa phương.

+ Số việc, số tiền phải thi hành án dân sự hàng nămtăng cao hơn so với cùng kỳ các năm 2015 về trước do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế trong khi chỉ tiêu, biên chế của các cơ quan thi hành án

dân sự tỉnh Phú Thọ không được tăng dẫn đến tình trạng quá tải trong qúa trình thựchiện nhiệm vụ.

+ Số lượng việc thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự chiếm tỷ lệ tương đối lớn, ngày càng tăng, như các khoản án phí, tiền phạt, tịch thu xung công,... trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về ma túy, đánh bạc chiếm số lượng lớn, nhiều người phải thi hành án không có tài sản, đang phải chấp hành án phạt tù hoặc khi mãn hạn tù đi làm ăn, sinh sống ở nơi khác, không có mặt tại địa phương nên không thể đôn đốc thi hành án.

+ Nhiều việc phải thi hành án, cơ quan thi hành án đã tổ chức bán đấu giá, tài sản song không bán được do không có người mua mặc dù đã giảm giá nhiều lần theo quy định của pháp luật.Cá biệt có việc giảm giá và bán đấu giá lần thứ 18 như việc thi hành án đối với Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nhật

Quang, địa chỉ xã Tiên kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ phải thanh toán

trả cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Việt Trì số tiền 6.406.901.329,đ; Việc thi hành án đối với Công ty TNHH Phú Nam, địa chỉ: phường Vân Phú, TP. Việt Trì phải thanh toán trả cho Ngân hàng Nông nghiệp

52

và PTNT Việt Nam chi nhánh Đống Đa, Hà Nội số tiền: 13.113.541.666,đ, tài sản này đã giảm giá và bán đấu giá lần thứ 15 chưa có người mua.

+ Ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án chưa tốt, không tự nguyện thi hành, trong đó rất nhiều vụ việc có tính chất khó khăn, phức tạp, đương sự luôn tìm cách đối phó, chống đối quyết liệt hoặc khiếu nại nhằm mục đích trì hoãn nên phải tổ chức cưỡng chế, có nhiều vụ việc cưỡng chế liên quan đến đất đai phải tuân theo trình tự thủ tục quy định nên thời gian thi hành án bị kéo dài.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành của một số lãnh đạo các Phòng của Cục,

lãnh đạo các Chi Cục còn chưa thường xuyên quan tâm, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Chấp hành viên, công chức trong

đơn vị mình phụ trách thậm trí còn biểu hiện chủ quan, quá tin tưởng vào bộ phận cán bộ tham mưu, giúp việc.

+ Một số Chi cục THADS huyện chưa tạo được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan ở địa phương như: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, BHXH, Phòng Tài nguyên- Môi trườn..., chưa tranh thủ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp với các đoàn thể nhân dân của huyện, của các xã trong công tác thi hành án dân sự hoặc chưa thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự, chưa làm tốt công tác tham mưu, báo cáo, chưa có biện pháp, phương án cụ thể giúp cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự kịp thời nắm bắt và quản lý, chỉ đạo chung về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn.

+ Việc rà soát, phân loại, lập kế hoạch tổ chức thi hành án của Chấp hành viên có việc còn chưa khoa học; Một số Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án của Cục còn ngại va chạm. Việc vận dụng, áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ vào từng vụ việc cụ thể còn lúng túng vì vậy kết quả thi hành án dân sự ở một số đơn vị còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Trong gần 10 năm trở lại đây Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã có những tiến bộ mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, thể hiện ở một số kết quả nổi bật là: Tổ chức bộ máy của Cục và các Chi Cục đã được tổ chức theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư pháp, phù hợp với điều kiện của tỉnh và hoạt động đạt kết quả tương đối toàn diện; Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tích cực chỉ đạo các Chi Cục thi hành án dân sự trên địa bàn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính được giao; Chỉ đạo công tác xác minh, phân loại án tiếp tục được quan tâm chú trọng; Công tác theo dõi

thi hành án hành chính ngày càng đi vào nề nếp; Công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục được củng cố; Công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã dần đem lại hiệu quả; Công tác tiếp công dânđược thực hiện nghiêm túc.

Thông qua kết quả công tác thi hành án dân sự cho thấy: Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của của đội ngũ cán bộ, công chức Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã được nâng cao. Tổ chức bộ máy của Cục và các Chi cục THADS

các huyện của tỉnh Phú Thọ tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn; kỷ cương, kỷ luật hành chính không ngừng được tăng cường; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan THADS tiếp tục được quan tâm.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả to lớn trên Cục Thi hành án Phú Thọ vẫn còn có những hạn chế bất cập nhất định do những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan mang lại.

Để phát huy những thành tích đã được, khắc phục những khuyết điểm hạn chế về tổ chức và hoạt động đòi hỏi Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ phải quán triệt các quan điểm và những giải pháp về tổ chức và hoạt động nhất định.

54

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)