Các nhân tố ảnh hưởng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 39 - 41)

Trong 5 năm qua đặc biệt 3 năm gần đây cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ tỉnh tới cơ sở, tổ chức sắp lại bên trong các sở, ngành, sắp xếp triển khai sáp nhập các xã, khu dân cư được triển khai tích cực theo hướng tinh gọn, bước đầu ổn đinh, hoạt động có hiệu quả. Ý thức và thái độ phục vụ doanh nghiệp và người dân của bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, cơ bản chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang phục vụ. Sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở tất cả các cấp, các ngành được nâng cao. Quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực.

Tóm lại, về điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ như trên về cơ bản đã tạo ra những thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của ngành THADS tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khuyết điểm hạn chế như: việc huy động các nguồn lực đầu tư một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng cao còn hạn chế;sản xuất công nghiệp ở một số ngành truyền thống chững lại, thậm chí mai một giảm sút; một số sản phẩm giá trị cạnh tranh thấp (giấy, phân bón); chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Trong các lĩnh vực xã hội, việc đầu tư cho giáo dục chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, nhà nước. Trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, cán bộ tế, văn hóa du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đô thị còn ở mức thấp; tội phạm, tệ nạn xã hội còn nhiều và tiềm ẩn yếu tố phức tạp; công tác cải cách

hành chính; phối hợp các lực lượng, các cơ quan chức năng trong việc nắm tình hình, xử lý các vấn đề về an ninh trật tự, khiếu nại tố cáo, tham nhũng còn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời.

34

tác động không thuận lợi tới việc tổ chức và hoạt động của ngành thi hành án

dân sự tỉnh Phú Thọ, thể hiện:

Trước hết, cho đến nay so với mặt bằng chung cả nước thì Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm dẫn tới đời sống nhân dân còn khó khăn trong đó có cả đội ngũ công chức thi hành án dân sự. Do vậy, tội phạm, vi

phạm pháp luật diễn ra phức tạp kể cả trong các cơ quan thi hành án dân sự phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tình hình trênảnh hưởng không tốt tới tổ chức, uy tín cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh và số việc phải thực hiện thi hành ándân sự hàng năm đều tăng;

Thứ hai, cùng với kinh tế phát triển chậm, công tác quản lý nhà nước về mọi mặt kinh tế- xã hội nhất là về đất đai, về tài chính, thị trường, về lao động… của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh chưa tốt, chưa tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, ổn định dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp khởi kiện nhiều nên số vụ việc tòa án thụ lý, xét xử tăng nên khi bản án có hiệu lực phải thi hành về tài sản về tiền rất khó khăn dẫn tới tồn đọnglớn, kéo dài;

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp các ngành, đoàn thể trong lãnh đạo chỉ đạo công tác thi hành án dân sự chưa nhịp nhàng, chặt chẽ đồng thời chưa tạo điều kiện thuận lợi một cách cụ thể, mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động

cho các cơ quan thi hành án dân sự và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành THADS.

Thư tư, là tỉnh trung du miền núi địa bàn rộng, giao thông không tốt đi lại khó khăn trong khi lương, các chế độ phụ cấp còn thấp, kinh tế gia đình còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư tình cảm cũng như thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ của một số công chức trong cơ quan thi hành án của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)